Ai buộc dự án ‘Cá Rồng Đỏ’ phải dừng?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cá Rồng Đỏ là tên của một dự án khai thác dầu của Việt Nam thuộc lô 07/03 gồm 12 giếng có trữ lượng dầu và khí đốt quan trọng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam phía Nam Côn Sơn, cách Vũng Tàu khoảng trên 400 cây số.

Tháng 7 năm ngoái, Tướng Trung Cộng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương thăm Việt Nam đã áp lực Hà Nội hủy bỏ hoạt động thăm dò dầu khí tại các lô 118 ngoài khơi Quảng Nam – Quảng Ngãi và lô 136-3 của dự án Cá Rồng Đỏ. Sự khuất phục nhanh chóng của Hà Nội khiến Bắc Kinh càng ngày càng lấn lướt trên Biển Đông nhưng CSVN lại bào chữa là để giữ “hòa khí” giữa đôi bên. Sau đó cuộc “giao lưu quốc phòng biên giới” mới được Trung Cộng cho nối lại.

Lần này theo bản tin của Hãng Thông Tấn Reuters hôm 23 tháng 3 cho biết là Công ty Repsol của Tây Ban Nha đột ngột bị buộc phải dừng lại công việc khai thác của mình tại lô 07/03 cũng trong dự án Cá Rồng Đỏ. Điều lạ là lãnh đạo nhà nước và nhất là Bộ Ngoại giao CSVN không tuyên bố một điều gì liên quan đến sự kiện quan trọng này. Tuy nhiên, dư luận chung đều cho rằng đây chính là áp lực của Trung Cộng một lần nữa buộc nhà cầm quyền CSVN không được cho Repsol khai thác lô 07/03.

Cũng như lần trước, những tin tức đưa ra từ báo chí quốc tế thì lô 07/03 tuy hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng một phần nhỏ bị đường “Lưỡi Bò” của Trung Cộng vắt ngang. Áp lực từ Bắc Kinh buộc Việt Nam không được quyền khai thác 07/03 vì đường lưỡi bò của họ tự vẽ là chủ quyền “bất khả tranh cãi”.

Trước áp lực trắng trợn của Trung Cộng và thái độ liên tiếp lùi bước của lãnh đạo CSVN, trên bề nổi người ta thấy được 2 lý do chính vì sao Bắc Kinh hành xử như vậy.

Một là vụ tiếp đón Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đến thăm Đà Nẵng trong 5 ngày từ ngày 5 đến 9 tháng 3 vừa qua. Tuy nhà cầm quyền CSVN không vồn vã đón tiếp nhưng việc chấp nhận cho USS Carl Vinson cập bến Đà Nẵng là một tín hiệu mà Hà Nội muốn nhắn gởi đàn anh Phương Bắc về một bước đi chiến thuật sắp tới của họ để tồn tại giữa hai siêu cường Trung – Mỹ. Nói cách khác là đa số lãnh đạo CSVN hiện đang muốn dựa vào Hoa Kỳ để tìm sự “che chở” về mặt an ninh trên biển Đông.

Thứ hai là nhà cầm quyền CSVN tìm cách mở rộng thế đu dây đến 4 quốc gia trong liên minh Tứ Trụ bao gồm Hoa Kỳ, Úc Châu, Nhật Bản, Ấn Độ. Điển hình qua hai cuộc viếng thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Úc Châu và Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Ấn Độ vừa qua, cho thấy là lãnh đạo CSVN đang muốn vói tay đến những đồng minh của Hoa Kỳ. Mục đích chính của Hà Nội là tránh tiếng “dựa vào Mỹ” để chống Bắc Kinh, đồng thời muốn bắt cá bằng nhiều tay.

Lô 07/03 nằm gần lô 136-3 mà Trung Quốc áp lực hủy bỏ hoạt động thăm dò dầu khí vào tháng 7 năm ngoái. Ảnh: CDV

Nhưng lý do sâu xa hơn hết là Trung Cộng qua áp lực Repsol ngưng khai thác lô 07/03 là muốn cho Hoa Kỳ thấy sức mạnh của họ trên Biển Đông là có thực. Sức mạnh ấy đã buộc Việt Nam là quốc gia lâu nay có tiếng là “đu dây” phải kéo cờ trắng không dám khai thác dầu ngay trong vùng lãnh hải của mình. Lâu nay không phải Trung Cộng không thấy được đường đi nước bước của CSVN, nhưng họ nghĩ rằng thừa sức dạy cho Hà Nội nhiều bài học hơn nữa nên chưa ra tay. Nay với hành động bức ép Việt Nam phải bỏ Cá Rồng Đỏ, Trung Cộng còn cho Hoa Kỳ thấy thêm một điều quan trọng: cho dù Hoa Kỳ có đem hàng không mẫu hạm vào Việt Nam với ý đồ hỗ trợ thị uy hay tăng cường quân sự trên biển cũng không thấm gì với quyết tâm của Bắc Kinh.

Bằng chứng mới nhất sau cuộc tuần tra của chiến hạm USS Mustin bên trong khu vực 12 hải lý của Đá Vành Khăn, lập tức 2 ngày sau Trung Cộng có ngay hành động đáp trả. Bằng cách xua một hải đội nhiều chục chiến hạm hướng về Biển Đông do hàng không mẫu hạm Liêu Ninh dẫn đầu nói là tập trận. Nhưng thật ra là khua chiêng trống đe dọa Việt Nam nhiều hơn.

Nhìn ở một khía cạnh khác, vụ ngưng dự án Cá Rồng Đỏ dù có làm đảng CSVN bối rối trong tình thế tiến thoái lưỡng nan nhưng đó cũng chỉ là hành động tạm thời. Vì hơn ai hết Hà Nội biết là họ đang bị sức ép từ Trung Cộng trước sự vươn dậy chính quyền Trump về Biển Đông từ đầu năm 2018 đến nay và những ngón đòn kinh tế có thể làm Bắc Kinh điêu đứng. Nhưng sức ép ấy sẽ không bao giờ dừng khi Việt Nam chưa chứng tỏ được mình là một quốc gia biết gìn giữ chủ quyền.

Ngày nào Việt Nam còn theo đuổi chính sách đu dây như một cái giá tốt để mua sự tồn tại cho bản thân thì ngày ấy Hà Nội còn phải gánh chịu những lay động của tình thế bấp bênh khi phải dựa vào bên này và phải đu thế bên kia.

Rốt cuộc nó chỉ cho người ta thấy sự hèn nhục của một chế độ không dám dựa vào sức mình vì thiếu sự ủng hộ của người dân.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.