Ai “giải cứu” ai?

Một trong số các "chuyến bay giải cứu." Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” sẽ đi vào “lịch sử” không chỉ của ngành ngoại giao nước nhà mà cả trong “nghề” tham ô, hối lộ. Nó xứng đáng được đưa vào giáo trình giảng dạy ở các lớp chính trị trung – cao cấp, nếu có môn phòng, chống tham nhũng. Nó cần được làm ví dụ điển hình cho sự cấu kết tham nhũng – một đặc sản của thể chế.

Điển hình tới mức… “mẫu mực” về lòng tham vô độ, bất nhẫn đến vô lương, lưu manh, giả trá đến tận cùng. Dẫn đầu về tốc độ ăn là thư ký Kiên với 253 lần nhận hối lộ đi kèm số tiền 42,6 tỉ đồng. Quán quân.

Dù chỉ á quân nhưng “ăn hớt” của sếp thì thuộc loại “đỉnh của đỉnh” là Vũ Anh Tuấn – cựu Phó trưởng phòng Tham mưu (thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an). Trong khi sếp Dự – cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh nhận có 7,6 tỷ thì Tuấn đã có 49 lần nhận hối lộ với tổng số tiền hơn 27 tỉ đồng.

Xếp hạng 3 nhưng là “hoa hậu” điêu nhất hành tinh, một tay che cả bầu trời, muốn “vén” cho ai đều trong tay ả, vậy mà cựu Cục trưởng Lan chỉ khai nhận ăn khoảng 900 triệu đồng. Nên cho đến giờ cũng mới nộp khắc phục 900 triệu, giấu biệt hơn 24 tỉ đồng lưu dấu ở dữ liệu điện tử, sao kê tài khoản và lời khai của các bị cáo.

Không nằm trong bảng top số tiền ăn nhưng cách ăn bẩn thỉu nhất có lẽ là thuộc về Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Trần Việt Thái, thu tiền trái quy định của những người là công dân Việt Nam chấp hành xong án phạt tù (người mãn hạn tù) đang ở trong các “trại chờ” của Malaysia.

Nhọ nhứt là cặp Sơn – Hằng, Tổng và Phó tổng của Công ty Bầu Trời Xanh. Tổ chức được 109 chuyến bay giải cứu, kiếm lời bao nhiêu mà đã chi hết 38,5 tỉ đồng hối lộ đám quan chức. Đau cái là tiền mất mà tật ách vẫn mang. Vừa đem tiền đi cống nạp, Hằng vừa phải làm theo “hướng dẫn sử dụng” của cán bộ là “nhận mọi tội lỗi để cứu Sơn”. Riêng tiền hối lộ để chạy án đã lên tới 61,6 tỉ đồng mà còng vẫn cứ tra tay.

Một vụ án về đường dây ăn chặn đến táng tận, vô lương lại xuất phát từ một ngành “bộ mặt” của nước nhà, những người đảm đương công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài lại chính là người bóp cổ đồng bào không chút thương xót. Nó diễn ra trong hoàn cảnh khắc nghiệt khốn cùng là dịch bệnh, nó lây lan đến hầu hết các bộ ngành (trừ Bộ Quốc phòng trong tổ công tác 5 bộ), địa phương; từ lãnh đạo cao cấp đến lao động tự do, còn “khuyến mãi” cả một chị làm công tác trị sự của tạp chí Thanh tra Chính phủ. Nó có mở đầu bằng hình ảnh chuyến bay giải cứu “ngạo nghễ”, để rồi qua bao vòng nâng giá, ép chuyến, cuối cùng kéo thêm phần vĩ thanh “chạy án”.

Hoàn hảo đến… hãi hùng!

Liệu có còn “giải cứu” nổi từ một lớp người, một số đông cán bộ, một thành phần xã hội từng là ưu tú, cao cấp khi nó đã lây nhiễm và tạo hẳn một hệ miễn dịch cộng đồng trong toàn hệ thống, ra xã hội. Chúng ăn bất cứ gì, bất kỳ ai, bất chấp hoàn cảnh.

Nguồn: FB Lê Huyền Ái Mỹ

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.