Chuyện gì đang xảy ra ở Bãi Tư Chính?

Hình ảnh tuần duyên Trung Quốc và bản đồ khu vực Bãi Tư Chính trên Biển Đông. Ảnh: VOA (chụp màn hình Thanh Niên)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hành động chính trị và ngoại giao là cần thiết nhưng không đủ nếu Trung Quốc từ chối thay đổi chính sách. Việt Nam nên xem xét hành động pháp lý. Một điều kiện tiên quyết theo luật pháp quốc tế mà Việt Nam sẽ phải đáp ứng là chứng minh rằng mặc dù có thiện chí, nhưng những nỗ lực chính trị và ngoại giao của Việt Nam đã không đạt được tiến bộ.

Ý kiến của ông Carlyle Thayer về tình hình ở Bãi Tư Chính và Biển Đông hiện nay.

Hiện có bao nhiêu tàu Trung Quốc ở Bãi Tư Chính?

Tính đến ngày 16 tháng Tám, có ít nhất 7 tàu hải cảnh Trung Quốc (tàu số 3308, 5303, 31302, 33111, 37111, 45111 và 46111) trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) ở khu vực Bãi Tư Chính. Theo dữ liệu theo dõi, Haiyang Dizhi 8 dường như đã tiếp tục việc khảo sát địa chấn.

Tàu hải cảnh Trung Quốc số 4611 đã lên ga gần lô 06/01 nơi công ty Rosneft của Nga đang tiến hành thăm dò dầu khí.

Các số liệu cho số lượng tàu Trung Quốc có khả năng dao động hàng ngày. Dữ liệu theo dõi chỉ khả dụng đối với các tàu bật bộ tiếp sóng Hệ thống nhận dạng tự động (AIS). Các tàu trên 300 tấn được yêu cầu để vận hành các bộ tiếp sóng AIS. Tàu Trung Quốc thường tắt bộ tiếp sóng của họ vì lý do chiến thuật

Phương tiện nhận dạng tự động này không nắm bắt được thuyền đánh cá và tàu dân quân Trung Quốc.

Thông điệp của Bắc Kinh là gì?

Trung Quốc đang tái khẳng định yêu sách chủ quyền đối với vùng biển và tài nguyên biển của Biển Đông trong đường chín đoạn, bao gồm vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc từ năm 2017 cho thấy họ đã chuyển sang giai đoạn hiếu chiến hơn để thách thức tất cả các hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam tại vùng biển quanh Bãi Tư Chính, bao gồm cả các công ty nước ngoài như Repsol của Tây Ban Nha và Rosneft Vietnam của Nga.

Mục tiêu của Trung Quốc đã được tiết lộ khi họ đệ trình một đề xuất cho Dự thảo Văn bản đàm phán về Quy tắc ứng xử của Biển Đông đã được các thành viên ASEAN và Trung Quốc thông qua vào tháng Tám, 2018. Đề xuất của Trung Quốc về hợp tác kinh tế biển sẽ được thực hiện bởi các quốc gia duyên hải và “sẽ không được tiến hành hợp tác với các công ty từ các quốc gia ngoài khu vực.”

Bắc Kinh đang chuẩn bị gia tăng căng thẳng ở Biển Đông dù phải đang đối mặt với nhiều thách thức trong và ngoài nước?

Tình trạng dân sự bất ổn ở Hong Kong và cuộc thương chiến với Hoa Kỳ hiện nằm hàng đầu trong chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Hai vấn đề này liên kết với nhau do sự can thiệp chính trị của Tổng Thống Donald Trump.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng phải thảo luận về những căng thẳng hiện tại ở Biển Đông liên quan đến Việt Nam, Philippines và Malaysia. Mặc dù khác nhau về chi tiết, nhưng cả ba trường hợp cùng có điểm chung là việc khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của cả ba quốc gia nêu trên. Việt Nam và Philippines đã đẩy lùi việc này bằng các phản đối chính trị và ngoại giao. Tổng Thống Duterte sắp đến Trung Quốc để thảo luận về vấn đề này với Chủ Tịch Tập Cận Bình.

Trung Quốc sẽ không làm gia tăng căng thẳng mạnh tới mức gây áp lực liên tục lên Hà Nội, Manila và Kuala Lumpur để chứng minh rằng ba quốc gia này không thể chống lại sự xâm nhập của Trung Quốc. Trung Quốc tìm cách chứng minh rằng không có quốc gia nào có thể dựa vào Hoa Kỳ hoặc cộng đồng quốc tế để tìm sự hỗ trợ. Trung Quốc đặt mục tiêu làm cho Việt Nam, Philippines và Malaysia sẽ đồng ý cùng phát triển tài nguyên biển và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông theo yêu cầu của Trung Quốc.

Mục tiêu thực sự của tàu Haiyang Dizhi 8

Quan điểm của Trung Quốc về quyền chủ quyền đối với tất cả các tài nguyên hàng hải trong vùng biển hoặc đáy biển trong phạm vi đường chín đoạn là Bắc Kinh xem bất kỳ hành động khai thác tài nguyên đơn phương nào của Việt Nam là hành động đánh cắp tài nguyên thuộc về nhân dân Trung Quốc. Vào tháng Bảy năm 2017 và tháng Ba năm 2018, Trung Quốc đã tạo áp lực chính trị và ngoại giao để buộc Việt Nam ngừng các hoạt động thăm dò dầu khí tại Bãi Tư Chính. Trung Quốc đã đe dọa dùng vũ lực. Tương tự Bắc Kinh cũng phản ứng như vậy với việc Rosneft Việt Nam tiếp tục thăm dò dầu khí ở khối 06/01.

Các cuộc điều tra địa chấn của tàu Hải Dương 8 thực hiện trong các khối dầu mà Công ty Dầu Khí Quốc Qia Trung Quốc ban hành năm 2012 nhằm đáp trả việc Việt Nam áp dụng Luật Biển. Tóm lại, Trung Quốc đặt mục tiêu kiểm soát hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa của Việt Nam nằm trong đường chín đoạn.

Bước tiếp theo sẽ là gì?

Trung Quốc có khả năng theo đuổi cách tiếp cận hàng hai. Gây áp lực cho Việt Nam bằng cách quấy rối các hoạt động thăm dò dầu khí của Rosneft Việt Nam ở lô 06/01.

Trung Quốc sẽ thúc ép Việt Nam thảo luận về phát triển chung. Nếu Trung Quốc không hài lòng, họ có thể khiêu khích ở các lô khai thác dầu khí khác như Cá Voi Xanh của ExxonMobil, liền kề với đường chín vạch.

Phản đối ngoại giao có phải là cách tốt nhất cho Hà Nội?

Việt Nam phải tiếp tục phản đối ngoại giao và chính trị với Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Hà Nội và Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tại Bắc Kinh cũng như thông qua các kênh khác (đảng, quân đội).

Việt Nam phải tiếp tục vận động cộng đồng quốc tế để họ bày tỏ sự ủng hộ và nêu vấn đề này tại tất cả các cuộc họp của các tổ chức đa phương có liên quan.

Với tư cách là Chủ tịch ASEAN vào năm 2020, Việt Nam sẽ ở vị thế mạnh hơn trong việc vận động các quốc gia ASEAN khác bảo vệ luật pháp quốc tế. Việt Nam cũng có thể thể hiện rõ rằng họ sẽ không đồng ý với Bộ quy tắc ứng xử nếu không phù hợp với việc bảo vệ lợi ích quốc gia.

Tóm lại, hành động chính trị và ngoại giao là cần thiết nhưng không đủ nếu Trung Quốc từ chối thay đổi chính sách. Việt Nam nên xem xét hành động pháp lý. Một điều kiện tiên quyết theo luật pháp quốc tế mà Việt Nam sẽ phải đáp ứng là chứng minh rằng mặc dù có thiện chí, nhưng những nỗ lực chính trị và ngoại giao của Việt Nam đã không đạt được tiến bộ.

Hoa Kỳ có thể làm gì để chống lại hành vi của Trung Quốc?

Hoa Kỳ đã đưa ra một số bình luận cứng rắn chỉ trích Trung Quốc trực tiếp về việc xâm phạm và gây hấn. Tuy nhiên, khi tại hội nghị Đối thoại An ninh ba bên ở Bangkok với Nhật Bản và Úc cũng như các cuộc tham vấn cấp bộ hàng năm với Úc ở Sydney ngay sau đó, họ có lên án các hoạt động của Trung Quốc nhưng không nêu đích danh Trung Quốc.

Hoa Kỳ đang cố gắng thiết lập một mạng lưới các đồng minh và đối tác chiến lược để chống lại Trung Quốc vì sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Hiện Hoa Kỳ khó có thể hành động đơn phương để bảo vệ Việt Nam chống lại Trung Quốc ở Biển Đông vì Việt Nam không phải là đồng minh hay đối tác chiến lược.

Các nhà ngoại giao Việt Nam tại Washington và các phái đoàn từ Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ nên gặp gỡ các thành viên của Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện để thông báo cho họ về các hoạt động của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính và vận động họ thông qua Đạo Luật Trừng Phạt Biển Hoa Nam và Biển Hoa Đông năm 2019. Việt Nam cũng nên thúc giục các thành viên ASEAN làm như vậy.

Hoa Kỳ sẽ đáp trả nếu Trung Quốc cố gắng can thiệp vào hoạt động của các lực lượng quân sự Hoa Kỳ ở Biển Đông.

Khánh Anh dịch

Nguồn: VNTB

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.