Mối đe dọa Trung Quốc: 3 lý do phương Tây cần bảo vệ Đài Loan

Trung Quốc, Đài Loan: Nguy cơ một cuộc đối đầu? Ảnh minh họa ngày 11/04/2023. Reuters/ Dado Ruvic
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bắc Kinh vừa kết thúc chiến dịch tập trận 3 ngày “bao vây” Đài Loan. Mối “Đe dọa” Trung Quốc tại eo biển cùng tên càng lúc càng lớn. Kết thúc chuyến công du Trung Quốc, tổng thống Pháp, Emmanuel Macron bị chỉ trích mạnh mẽ về phát biểu cho rằng Liên Hiệp Châu Âu cần “độc lập” với quan điểm của Mỹ trên vấn đề Đài Loan.

Trả lời RFI tiếng Việt, Giáo sư Stéphane Corcuff, trường Khoa Học Chính Trị Sciences Po Lyon nhắc lại Trung Quốc muốn thôn tính hòn đảo này, kể cả bằng sức mạnh quân sự, vì các lý do chính trị, địa chính trị và chiến lược. Do vậy theo quan điểm của ông, phương Tây có ít nhất ba lý do cần bảo vệ hòn đảo này trước tham vọng của chính quyền đảng Cộng Sản ở Hoa Lục.

Giáo sư Stéphane Corcuff là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về Đài Loan. Ông phụ trách điều phối số báo đặc biệt của tạp chí Historia (tháng 11/2022 – La Guerre des deux Chines, 1661-2022) và từng cộng tác với nhiều báo mạng chuyên về châu Á như Asialyst hay về ngoại giao như Diplomatie.

Stéphane Corcuff: “Đài Loan là một quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc là một phần của thế giới Trung Hoa, nhưng Đài Loan dưới nhiều khía cạnh khác nhau, lại là một quốc gia rất  ‘Tây phương’ hiểu theo nghĩa đảo quốc này tôn trọng luật chơi quốc tế, cho dù là về mặt chính thức Đài Loan không được cộng đồng quốc tế công nhận. Đài Loan cũng là một (trong) số quốc gia hiếm hoi trên thế giới không gây hấn với các nước láng giềng hay với phần còn lại trên thế giới. Đài Loan không đưa quân đi xâm chiếm một quốc gia nào khác, không quân sự hóa các đảo nhỏ ở Biển Đông hay Hoa Đông. Chính quyền Đài Bắc không chủ trương phá vỡ trật tự thế giới, một trật tự đã được xây dựng trên pháp luật. Hơn nữa, Đài Loan là một nền dân chủ và theo tôi đây là một điều hết sức quan trọng để cộng đồng quốc tế yểm trợ Đài Loan. 

Kế tới, vì những lý do địa chiến lược, cộng đồng quốc tế cần phải bảo vệ Đài Loan. Trước hết, về mặt kinh tế Đài Loan chiếm một vị trí then chốt trong chuỗi trị giá gia tăng, Đài Loan rất mạnh về mặt công nghệ và là nguồn sản xuất linh kiện bán dẫn của thế giới chủ yếu là trong lĩnh vực chip điện tử hiện đại nhất. 

Ai cũng biết – mà chính Bắc Kinh đã khẳng định là Trung Quốc đang trở thành một siêu cường của thế giới. Sức mạnh hải quân Trung Quốc hiện nay là số một toàn cầu, Trung Quốc sắp trở thành quốc gia có lực lượng quân sự hùng mạnh nhất và về quân số thì đã đứng đầu thế giới. Như đã biết Bắc Kinh không che giấu mục tiêu thôn tính Đài Loan kể cả bằng sức mạnh. Trung Quốc đã đưa ra rất nhiều lý lẽ chứng minh về tính chính đáng thâu tóm Đài Loan.”

Bắc Kinh đã đưa ra những bằng chứng lịch sử để khẳng định Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc nhưng lập trường này đã bị một số chuyên gia của phương Tây bác bỏ, thậm chí gọi đấy là một sự ngụy tạo về lịch sử.

Stéphane Corcuff: “Trung Hoa Dân Quốc năm 1912 rồi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa năm 1949 đã thừa hưởng lại các đường biên giới được phân định từ thời triều đình Mãn Châu và xin nhấn mạnh đó là thời kỳ Mãn Châu, chứ không phải là đế chế Trung Hoa như chính quyền hiện nay ở Hoa Lục thường nhận vơ. Xin đơn cử bằng chứng là thế kỷ 17, Trung Quốc bị người Mãn Châu đô hộ. Tiếp theo đó các vùng Nội Mông, miền đông Turkistan và sau cùng là Đài Loan (1684) đã bị người Mãn Châu chinh phục. Do vậy Đài Loan chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc mà chỉ là thuộc về một đế chế cũng đã từng đô hộ Trung Quốc. Nhưng chính quyền ở Hoa Lục không bao giờ công nhận điều ấy và như vậy có lợi cho họ để khẳng định rằng Đài Loan là một vùng lãnh thổ của Trung Quốc. Sau chiến tranh Nhật-Trung lần thứ nhất, năm 1884, triều đình Mãn Thanh đã trao lại Đài Loan cho Nhật Bản cai trị. (…)”

Trước khi Thế chiến thứ II kết thúc, Tuyên bố Cairo năm 1943, nêu rõ “Formosa (Đài Loan) và quần đảo Bành Hồ (Penghu Islands) sẽ được khôi phục cho Trung Hoa Dân Quốc…” Năm 1949 khi đảng Cộng Sản giành được chính quyền, lập thủ đô ở Bắc Kinh, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch đã phải chạy sang Đài Loan. Ông lãnh đạo hòn đảo này cho đến năm 1975 dưới sự yểm trợ của Hoa Kỳ nhằm kềm tỏa đà tiến của phe cộng sản tại châu Á.

Năm 1971 Liên Hiệp Quốc công nhận nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là đại diện duy nhất của Trung Quốc. Mỹ và phương Tây cũng tuân thủ nguyên tắc “một nước Trung Quốc duy nhất.” Song do vị trí chiến lược về mặt địa lý và địa chính trị, Đài Loan vẫn được Hoa Kỳ quan tâm. Năm 1979 Washington thông qua đạo luật Taiwan Relations Act cho phép Hoa Kỳ bán vũ khí cho hòn đảo này để tự vệ nhưng văn bản nói trên không nói rõ khả năng “can thiệp quân sự” trong trường hợp Đài Loan bị tấn công. Stéphane Corcuff lưu ý: Trung Quốc càng lúc càng nhìn thấy tầm mức quan trọng của Đài Loan trong cuộc đối đầu với Mỹ.

Stéphane Corcuff: “Mãi đến sau này, Trung Quốc mới khai thác lập luận đó trong việc khẳng định chủ quyền với Đài Loan, một khi Bắc Kinh hiểu rằng làm chủ eo biển Đài Loan cho phép Hải quân Trung Quốc phát triển mạnh mẽ về mặt chiến lược, và đây là cánh cửa mở ra Thái Bình Dương. Từ đó Đài Loan lại càng có tầm mức quan trọng hơn theo quan điểm của Bắc Kinh. Nhưng tôi xin nhắc lại ban đầu kế hoạch chiếm lại Đài Loan chỉ mang màu sắc chính trị, với những ý đồ nặng tính dân tộc chủ nghĩa. Bởi vào đầu thập niên 1950 khi (đảng Cộng Sản) mới giành được chính quyền, Trung Quốc chưa có một lực lượng Hải Quân đủ sức đẻ hoạt động tại các vùng biển sâu. Bây giờ thì khác và chính vì thế mà vị trí của Đài Loan ở chuỗi đảo đầu tiên mở ra Thái Bình Dương lại càng quan trọng hơn nữa. Đài Loan cũng rất gần với Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc: đó là những đồng minh của Mỹ ở châu Á, và là nơi Hoa Kỳ đã đặt căn cứ căn cứ quân sự. Nói cách khác, Đài Loan là cánh cổng mở cho phép hải quân Trung Quốc vươn ra Thái Bình Dương. Nhất là một khi làm chủ được Đài Loan, Trung Quốc chắc chắn sẽ đặt căn cứ dọc suốt theo bờ đông của Đài Loan hướng ra Thái Bình Dương để quan sát mọi qua lại trong vùng biển này. Viễn cảnh này không lạc quan chút nào, nhất là đối với Pháp, một cường quốc trong vùng. Kinh nghiệm cho thấy Trung Quốc đã bồi đắp các đảo nhân tạo ở Biển Đông, đã đánh bắt trái phép tại những vùng biển của Philippines và Việt Nam,… Trung Quốc cũng sẽ hành xử tương tự ở Thái Bình Dương và sẽ gây trở ngại cho tự do giao thương hàng hải như thế nào một khi chiếm được Đài Loan.”    

Giáo sư Corcuff e rằng, chiếm được Đài Loan, Bắc Kinh coi như kiểm soát phần lớn Thái Bình Dương, Trung Quốc thêm sức mạnh để uy hiếp các nước láng giềng chung quanh.

Stéphane Corcuff: “Nếu như nền dân chủ Đài Loan bị sụp đổ thì có nhiều lo ngại là Trung Quốc sẽ càng trong thế mạnh để khuynh đảo các nước láng giềng. Bắc Kinh không chủ trương lật đổ các chính phủ tại chức để dựng nên những chính quyền mới thân Trung Quốc. Bắc Kinh cũng không có ý đồ đưa quân xâm chiếm các quốc gia lân cận nhưng Trung Quốc có những công cụ khác, cũng lợi hại không kém để mở rộng ảnh hưởng và nhất là can thiệp vào đời sống chính trị, xã hội các quốc gia này. Chiếm được Đài Loan lại càng tăng thêm sức mạnh cho Trung Quốc và đó là một điều rất nguy hiểm, bởi khi đó Trung Quốc trở thành một siêu cường không gì ngăn cản nổi. Nhưng đó là một quốc gia không có tự do, không tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác.”

Thanh Hà

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”