Nguyễn Phú Trọng ‘bặt vô âm tín’ trong lúc 30 người nhiễm COVID-19

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm 8 Tháng Ba, một số cư dân mạng nhắc chuyện ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, chủ tịch nước CSVN, đã “bặt vô âm tín” trên truyền thông nhà nước hơn 10 ngày.

Ông Trọng “vắng mặt” trong lúc đã có ít nhất 30 người nhiễm virus COVID-19 tại Việt Nam, nhiều người dân ở các thành phố lớn đổ xô đi tích trữ lương thực do lo lắng dịch bệnh lây lan mạnh hơn.

Lần gần nhất mà ông Trọng xuất hiện trên báo là hôm 27 Tháng Hai – thời điểm ông đón tiếp các tân đại sứ từ Cambodia, Thụy Sĩ, Venezuela, Hi Lạp, Luxembourg, Paraguay và Jordan đến phủ chủ tịch để trình quốc thư.

Trong hơn 10 ngày sau đó, công luận không còn thấy ông Trọng hiện diện trong chương trình thời sự lúc 19 giờ trên đài truyền hình quốc gia VTV cũng như trong các bản tin của báo đảng.

Trên lý thuyết, người giữ vai trò chủ tịch nước được cho là cần có phát ngôn, hành động kịp thời để “an dân” về những vấn đề liên quan đến đối ngoại, cũng như sức khỏe của người dân và các mối quan ngại khác về chủ quyền quốc gia, thiên tai, dịch bệnh…

Trong những ngày Việt Nam xác nhận có thêm năm ca nhiễm COVID-19 và dân tình đang hoang mang, ông Nguyễn Phú Trọng phó mặc chuyện phát ngôn, trấn an người dân cho chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc cũng như bí thư Thành Ủy, chủ tịch thành phố Hà Nội, Sài Gòn.

Việc ông Trọng “giữ im lặng” trong những thời điểm quan trọng được công luận cho là “đã có tiền lệ” như trong vụ 39 người Việt chết trong xe container ở Anh hồi Tháng Mười Một, 2019.

Trước đó, ông Trọng cũng được ghi nhận “im thin thít” suốt bốn tháng diễn ra sự kiện Bãi Tư Chính, trong lúc đông đảo người dân bày tỏ sự phẫn nộ về chuyện chủ quyền quốc gia bị Trung Cộng xâm phạm nghiêm trọng.

Đáng lưu ý, tuy không hề có phát ngôn, hành động gì trong những vấn đề thời sự nóng bỏng liên quan đến người dân, nhưng ông Trọng lại rất “nhanh nhạy” trong vụ cấp tốc ký trao “huân chương chiến công” hạng nhất cho ba công an thiệt mạng trong vụ tấn công Đồng Tâm hôm 9 Tháng Giêng. Điều này khiến người ta không khỏi nghĩ rằng người đứng đầu nhà nước CSVN chỉ có một mối bận tâm duy nhất là nỗi lo “mất đảng”.

Hồi Tháng Tám, 2019, Luật Sư Nguyễn Văn Đài, hiện ở Đức, từng chỉ trích trên trang cá nhân rằng ông Nguyễn Phú Trọng “chỉ còn nỗi lo mất quyền lực, mất đảng, mất chế độ” trong lúc “trách nhiệm đối với đất nước và nhân dân chỉ là con số không”.

N.H.K

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.