Những cú áp phe của hai đảng cộng sản Việt – Trung

TBT Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình chúc mừng nhau sau lễ ký kết một số thỏa hiệp song phương ở Hà Nội ngày 5 tháng Mười Một, 2015. Ảnh: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chuyện bắt tay làm ăn giữa hai đảng cộng sản đã được luật hóa bằng các nghị định song phương, được gọi chung chung là ‘văn kiện hợp tác’. Dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông là đơn cử.

Ngoại giao kinh tế?

Bản tin của Bộ Ngoại Giao Việt Nam phát hành vào trung tuần tháng 5/2017, có tường thuật như sau: “Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên đã ra Thông cáo chung và ký kết 5 văn kiện hợp tác gồm: Thỏa thuận về tăng cường hợp tác trong tình hình mới giữa hai Bộ Ngoại Giao, Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại điện tử giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương Mại Trung Quốc, Bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Trường Đảng Trung ương Trung Quốc, Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Chính phủ hai nước về việc Trung Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu nhân dân tệ trong năm 2017 và Hiệp định vay bổ sung tín dụng ưu đãi cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. Doanh nghiệp hai nước cũng ký kết một số thoả thuận hợp tác và hợp đồng kinh tế.”

Hai bên ở đây gồm có một bên là Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bên kia là Chủ Tịch Nước Việt Nam Trần Đại Quang (1956 – 2018).

Nội dung làm việc của chuyến thăm này được bản tin Bộ Ngoại Giao mô tả là lộ trình tiếp theo từ hai lần làm việc trước đó của ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Nguyễn Phú Trọng. “Lãnh đạo cấp cao hai nước nhất trí về xu thế phát triển tích cực trong quan hệ hai nước trong thời gian qua và đánh giá cao ý nghĩa, những kết quả đạt được của các chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (tháng 1/2017), Thủ Tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (tháng 9/2016) và các chuyến thăm cấp cao gần đây giữa hai nước.”

Trung Quốc là ‘ông chủ tiệm cầm đồ’ của Việt Nam!

Trong một báo cáo giải trình của Bộ Tài Chính gửi đến đại biểu Quốc Hội, cho biết các khoản vốn vay của Trung Quốc dành cho Việt Nam mà những hiệp định song phương giữa hai đảng cộng sản Trung – Việt ký kết, không phải là vốn ODA (Vốn ODA viết tắt của cụm từ Official Development Assistance là một hình thức đầu tư nước ngoài gọi là ‘Hỗ trợ phát triển chính thức’. Vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất, hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài).

Bộ Tài Chính nhìn nhận so với các nguồn vay nước ngoài khác của Chính phủ, nguồn vốn vay Trung Quốc có điều kiện vay ràng buộc, mức độ ưu đãi không cao, dẫn đến chi phí huy động vốn cao. Phương thức mua sắm các khoản vay Trung Quốc là lựa chọn nhà thầu trong số danh sách nhà thầu phía Trung Quốc đưa ra, thực chất là chỉ định thầu, điều này làm giảm tính cạnh tranh.

Ngoài ra, các quy định về quản lý đầu tư, xây dựng của phía Việt Nam và Trung Quốc còn có mâu thuẫn, trong khi đó, thái độ của nhà thầu với chủ đầu tư còn chưa hợp tác nên việc giải quyết các vấn đề phát sinh còn chưa tốt. Mặt khác, hầu hết hàng hóa, thiết bị phải mua sắm từ Trung Quốc. Điều này làm làm tăng tính phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc, làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình.

Bởi vì đó là ‘hai đảng anh em’…

Trong một tài liệu của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư có tên “Thu hút, quản lý và sử dụng vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài 2018 – 2020, tầm nhìn 2025”, được đính kèm trong hồ sơ trình để thủ tướng ký quyết định về “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018 – 2020, tầm nhìn 2021 – 2025”, cho biết như sau (tóm lược): Tín dụng ưu đãi của Trung Quốc tương tự các khoản tín dụng xuất khẩu, là các khoản vay có điều kiện là chỉ định thầu cho các doanh nghiệp Trung Quốc, và có điều kiện vay kém ưu đãi hơn so với vốn ODA của các nhà tài trợ khác tại Việt Nam.

Vốn vay Trung Quốc thường có lãi suất 3% một năm, cao hơn mức lãi vay từ các thị trường khác như Nhật Bản 0,4 – 1,2% tùy vào thời hạn vay; Hàn Quốc 0 – 2% tùy theo điều kiện đấu thầu hay Ấn Độ 1,75% một năm; các nước liên minh châu Âu (EU)…

Chưa kể, vay vốn từ Trung Quốc sẽ phải chịu phí cam kết 0,5%, phí quản lý 0,5%, trong khi thời hạn vay và ân hạn đều ngắn hơn các thị trường vốn khác, lần lượt 15 và 5 năm. Các khoản vay tín dụng ưu đãi được cung cấp qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank). Do đó ‘tín dụng ưu đãi’ của Trung Quốc chỉ phù hợp sử dụng cho các dự án có nguồn thu trực tiếp và khả năng trả nợ.

Như vậy, xem ra cùng với lời kêu gọi “Việt Nam cần đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ thương mại để giảm rủi ro do quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc”, thì cần thiết không kém là thể chế chính trị của Việt Nam cần hướng tới nhanh hơn nữa việc chấm dứt các phụ thuộc, lệ thuộc về cái gọi là ‘hai đảng anh em’; tránh những cú bắt tay làm ăn núp bóng qua những “chuyến thăm cấp Nhà nước” giữa nhóm người đứng đầu đảng cộng sản của đôi bên.

Minh Châu

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…