Ô nhiễm không khí làm tổn hại não trẻ em

Một cậu bé đeo khẩu trang chống ô nhiễm không khí. Ảnh: Shutterstock/Hung Chung Chih
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 700 ngàn trẻ em dưới 5 tuổi chết do ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, có hàng triệu trẻ em phải sống với bệnh tật cả đời do tổn hại mà ô nhiễm không khí gây ra cho não và cơ thể.[1]

Các con số này không có gì đáng ngạc nhiên bởi có tới 9 trên 10 người đang hít không khí ô nhiễm mỗi ngày, và có hơn 93% trong số 1,8 tỷ trẻ em phơi nhiễm với ô nhiễm không khí, trong đó có 630 triệu trẻ em dưới 5 tuổi.[2]

Tại các nước đã phát triển, có hơn một nửa trẻ em dưới 5 tuổi phơi nhiễm với ô nhiễm không khí ở các mức cao hơn giới hạn an toàn của WHO. Trong khi đó, tỷ lệ này lên tới 98% tại các nước đang phát triển.[3]

Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nói chung và trước tác hại của ô nhiễm không khí nói riêng. Bên cạnh tác hại của ô nhiễm đối với cơ thể, tác hại của nó đối với não trẻ em đã được chỉ ra qua nhiều nghiên cứu.

Ngay từ cuối thập niên 90, một báo cáo của bác sĩ thần kinh và nhi khoa Lilian Calderón-Garcidueñas cho thấy ô nhiễm không khí có thể đẩy nhanh sự thoái hóa não ở các đối tượng được nghiên cứu, trong đó có trẻ em.[4]

Nghiên cứu sâu hơn cho thấy hình ảnh hiển vi của các lát não không khỏe mạnh có chất dạng hạt (particulate matter, PM) như những đốm đen nhỏ bị bao quanh bởi mô bị viêm. Xung quanh các chỗ bị viêm có thể là các dải giống vết sẹo, hoặc các cọng màu hồng – là các mảng amyloid thường thấy trong não của người mắc bệnh Alzheimer sau khi chết.[5]

Dù thoái hóa thần kinh nhẹ là một khía cạnh tự nhiên của lão hóa, quá trình này có thể tồi tệ và nhanh chóng hơn do viêm thần kinh được dẫn đến bởi ô nhiễm không khí. Đặc biệt, đối với não trẻ em – vốn ở đỉnh cao của sự phát triển – tác động này còn lớn hơn nữa.[6]

Ngày nay, các báo cáo với những phát hiện tương tự từ các nhà nghiên cứu khác cho thấy sự đồng thuận rằng: ô nhiễm không khí làm tổn hại não trẻ em.

UNICEF, trong một báo cáo năm 2017 có tiêu đề “Nguy hiểm trong không khí: Ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới sự phát triển não trẻ em như thế nào”,[7] đã chỉ ra tác động của ô nhiễm không khí tới não trẻ em qua một vài cơ chế:

Đầu tiên, chất dạng hạt có thể gây viêm thần kinh bằng cách phá hủy hàng rào máu não (blood-brain barrier), một màng mỏng bảo vệ não khỏi các chất độc hại. PM2.5 có khả năng phá hủy đặc biệt cao vì kích thước siêu nhỏ giúp chúng dễ dàng đi qua hàng rào này. Để làm hỏng não đang phát triển của trẻ em, liều lượng hóa chất độc hại cần thiết thấp hơn nhiều so với trường hợp não của người lớn.

Thứ hai, các hạt ô nhiễm, chẳng hạn các hạt có từ tính, nhỏ đến mức có thể xâm nhập cơ thể thông qua dây thần kinh khứu giác và ruột. Các hạt này xuất hiện nhiều hơn đáng kể trong não của người sống ở nơi có ô nhiễm không khí đô thị cao. Các hạt nano từ tính rất độc hại đối với não do tích điện từ và có khả năng giúp tạo ra stress oxy hóa (oxidative stress) – thường là nguyên nhân gây thoái hóa não.

Thứ ba, PAHs (polycyclic aromatic hydrocarbons), một loại chất ô nhiễm đặc biệt được hình thành từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và thường được tìm thấy ở các nơi có lưu lượng ô tô cao, góp phần làm mất hoặc làm hỏng chất trắng trong não. Chất trắng chứa các sợi thần kinh có vai trò quan trọng trong việc giúp các nơ-ron giao tiếp với các phần khác nhau của não – và các kết nối như vậy là nền tảng cho việc học tập và phát triển của trẻ em.

Báo cáo của UNICEF cũng cho biết nhiều nghiên cứu đã phát hiện mối liên hệ trực tiếp giữa phơi nhiễm ô nhiễm không khí và khả năng nhận thức, bao gồm giảm IQ, trí nhớ, điểm số ở trẻ em học đường, cũng như các vấn đề hành vi thần kinh khác. Ô nhiễm không khí cũng được chỉ ra là ảnh hưởng đến thai nhi. Các chất ô nhiễm không khí khi được phụ nữ mang thai hít vào có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến não đang phát triển của thai nhi, với các tác động tiềm tàng suốt đời.[8]

Trước tác động rõ ràng của ô nhiễm không khí đối với não trẻ em, việc cần thiết là bảo vệ trẻ em khỏi ô nhiễm không khí bằng các biện pháp thích hợp. Các biện pháp đó, theo UNICEF, là thay thế các nguồn năng lượng truyền thống bằng các nguồn năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả quản lý đô thị, hạn chế phơi nhiễm trẻ em trước ô nhiễm không khí, và cải thiện lối sống với các hoạt động lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Nguyễn Trang Nhung

Chú thích:

[1][2][3] Our poisonous air is harming our children’s brains
https://www.weforum.org/agenda/2019/03/our-poisonous-air-is-harming-our-children-s-brains

[4][5][6] Severe air pollution could speed up the degeneration of your child’s brain
https://www.weforum.org/agenda/2019/10/air-pollution-global-megacities-cognitive-decline-alzheimers-death/

[7][8] Danger in the air: How air pollution can affect brain development in young children
https://www.unicef.org/sites/default/files/press-releases/glo-media-Danger_in_the_Air.pdf

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.