Biển Đông

Trung Quốc trong công hàm gởi Tổng Thư Ký LHQ hôm 17/4/2020 viện dẫn bản công hàm ngày 14/9/1958 Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai như bằng chứng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lúc đó.

Tại sao “Công Hàm Phạm Văn Đồng” là công hàm bán nước?

Khi bản tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc ra đời (năm 1958), Hà Nội coi đây như một trong nhiều cơ hội đền ơn đáp nghĩa, đã vội vàng rơi vào cái bẫy của người “bạn quý.” Để ngày nay hơn nửa thế kỷ sau, cứ mỗi lần nghe Trung Quốc trưng dẫn Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như một minh chứng sự thừa nhận chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc, Việt Nam lại lâm vào tình cảnh của một người há miệng mắc quai.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng, Ảnh: AP

Từ Phạm Văn Đồng tới Nguyễn Phú Trọng

Trung Quốc biết rõ yếu huyệt này của Việt Nam và không ít lần mạnh dạn xâm chiếm Hoàng Sa lẫn Trường Sa của Việt Nam mà không hề sợ Việt Nam trả đũa dù là trên phương diện pháp lý.

Ông Phạm Văn Đồng dù muốn hay không cũng đã có hành vi tắc trách đối với quốc gia. Ông có thể bị sự thúc bách của Bộ Chính Trị khi ý chí quyết chiếm miền Nam đã làm lu mờ mọi ý thức chủ quyền biển đảo. Cả một tập thể Bộ Chính Trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ thấy cái miền Nam béo bở mà quên hẳn những vùng đảo nhỏ nhoi mà ông cha đã dày công kiến tạo và vun bồi.

Phạm Minh Hoàng: Việt Nam cần làm gì để ngăn cản Trung Quốc ở Biển Đông

Trong chương trình Câu Chuyện Trong Tuần kỳ nầy, ông Phạm Minh Hoàng nói về tình hình Biển Đông, về gói cứu trợ cho thành phần người dân nghèo khó của chính phủ.

Ông cũng chia sẻ những suy nghĩ của ông về vụ người phụ nữ bán rau bị bà phó chủ tịch phường Bãi Cháy (thuộc thành phố Hạ Long, Quảng Ninh) đã có những lời lẽ xúc phạm chỉ vì vi phạm quy định cách ly toàn xã hội.

Việt Nam cần phải kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế để bảo vệ hữu hiệu chủ quyền đất nước.

Cần phải kiện Trung Quốc trước Toà Án Trọng Tài Liên Hiệp Quốc

Nếu không kiện tức là không quốc tế hoá vấn đề tranh chấp Biển Đông, thì dù mỗi năm Việt Nam có đưa ra Liên Hiệp Quốc thêm nhiều công hàm phản đối Trung Quốc nữa, thì cũng chỉ có giá trị ngăn chặn phần nào sự hung hăng của Trung Quốc mà thôi. Và khi đó trên thế giới, các nước vì quyền lợi thương mại sẽ dễ dàng coi Biển Đông như là một vấn đề chỉ cần giải quyết song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Lợi dụng tình trạng dịch bệnh Covid-19, Trung Cộng gia tăng hoạt độngquân sự ở Biển Đông. Ảnh: FB Việt Tân

Giữa lúc thế giới lo chống dịch COVID-19, Trung Quốc ngang nhiên đưa máy bay quân sự ra Trường Sa

Trung Quốc đang lợi dụng thời điểm thế giới tập trung chống dịch bệnh COVID-19 để bành trướng ở Biển Đông.

Hãng cung cấp hình ảnh vệ tinh của Israel là ImageSat International (ISI), hôm 29 Tháng Ba, 2020, cho biết một máy bay vận tải quân sự Thiểm Tây Y-8 của Trung Quốc đang hiện diện tại đá Chữ Thập ở Trường Sa.

Cơ hội cuối cùng

Có vẻ như cuộc chia tay giữa Manila và Washington trong bối cảnh hiện nay (khi Trung Quốc đang suy yếu và sự trở lại mạnh mẽ của Mỹ tại Đông Nam Á) đang đem lại cho Hà Nội một cơ hội lớn cuối cùng để thoát khỏi vòng tay lông lá của Bắc Kinh. Nhưng có nắm được cơ hội ngàn năm có một này hay không thì là câu chuyện khác.

Đô Đốc John C. Aquilino, Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Ảnh: Facebook Việt Tân

Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

Đô Đốc John C. Aquilino, Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, đã lên án những hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trên khu vực Biển Đông, đồng thời tái khẳng định Hoa Kỳ cam kết hiện diện quân đội ở khu vực này. Phát biểu trong buổi họp báo tại Bangkok hôm 13 Tháng Mười Hai, 2019, Đô Đốc John C. Aquilino, cho biết các hành động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc là bất chấp luật pháp quốc tế.

Ông Lý Thái Hùng: CSVN kéo cờ trắng ở Biển Đông với chính sách quốc phòng “4 không”

Ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân, phân tích chính sách quốc phòng “4 không” của CSVN và tại sao cái “không thứ 4” lại được đưa ra vào lúc này khi mà Biển Đông đang căng thẳng và Đại hội đảng 13 ngày càng gây cấn với những thủ đoạn tranh giành quyền lực ở thượng tầng lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Giàn khoan JDC Hakuryu-5 và tàu hộ vệ ở ngoài khơi Vũng Tàu. Suốt ba tháng qua, các tàu Trung Quốc liên tục quấy phá hoạt động giàn khoan này tại bãi Tư Chính. Ảnh chụp ngày 29/04/2019. REUTERS/Maxim Shemetov

TS Vũ Ngọc Hoàng: Dân chủ hóa để bảo vệ chủ quyền, đất nước trường tồn

Quan điểm của tôi là phải kiện, nhưng cũng có những ý kiến khác. Người ta bảo mình và Trung Quốc đang “hữu nghị” với nhau, kiện là tạo cớ cho Trung Quốc lấn tới. Nhưng tôi phản bác, bây giờ họ chẳng cần hữu nghị gì cả, họ cứ đến lấn chiếm biển rồi xâm phạm liên tục như thế, còn mình cứ lệ thuộc vào “tình hữu nghị”, không dám kiện người ta. Mình càng nhân nhượng họ càng lấn tới! (TS Vũ Ngọc Hoàng).

Từ trái sang: Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh Reuters

Hèn hạ và khiếp nhược

Nếu chỉ đấu tranh song phương thì lâu nay đã làm, và không có kết quả, dễ bề cho họ ép ta. Cần phải đa phương hóa, phải quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, dựa vào luật pháp và cộng đồng quốc tế để đấu tranh. Song song với việc kiện, Việt Nam phải mạnh lên, mạnh dạn hơn trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là phải tỏ rõ lập trường của mình trong quan hệ với Hoa Kỳ, cũng như các nước văn minh, các nước phát triển trong khu vực như là Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ và xa hơn nữa là các nước EU… Việc ấy tùy thuộc vào đảng CSVN, vào việc họ có thể vượt qua được sự hèn hạ và khiếp nhược như ngày hôm nay không?!

Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch phát biểu tại Diễn Đàn Hương Sơn kỳ 9. Ảnh: Taiwan News

Bộ Trưởng Ngô Xuân Lịch á khẩu tại diễn đàn Hương Sơn*

Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Nguỵ Phượng Hòa đã tuyên bố: “Các đảo ở Biển Đông và đảo Điếu Ngư là những phần lãnh thổ không thể thay đổi của Trung Quốc. Chúng tôi thậm chí sẽ không cho phép lấy đi một tấc lãnh thổ mà tổ tiên của chúng tôi đã để lại,” Tuy nhiên, trong phát biểu của mình tại diễn đàn này, Ngô Xuân Lịch không hề nói được một câu khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông và các đảo ở Biển Đông. Càng không một lời nhắc đến hành động vi phạm chủ quyền Việt Nam tại bãi Tư Chính đang diễn ra từ đầu tháng Bảy đến nay của phía Trung Cộng.

Diễn Đàn Hương Sơn kỳ thứ 9 tại Bắc Kinh diễn ra từ ngày 20 đến 22/10/2019. Ảnh: Reuters.

Sự hèn nhát của lãnh đạo CSVN tại Diễn Đàn Hương Sơn

Tại Diễn Đàn Hương Sơn, Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch đọc như học thuộc lòng “Lập trường của Việt Nam là ủng hộ và bảo vệ quyền tự do đi lại, an toàn hàng hải trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế…” Đây không phải là lần đầu tiên mà lập trường của Việt Nam tỏ ra quá nhún nhường đến mức bị đánh giá là yếu hèn trước sự ngang ngược của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.