Biển Đông

“Hàng xóm bắt nạt”: Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ phản tác dụng

Xung đột sẽ là thảm họa cho tất cả các bên, bao gồm cả Trung Quốc. Ngay cả khi xung đột không xảy ra, các căng thẳng hiện tại ở Biển Đông hầu như không mang lại lợi ích cho sự phát triển và tăng trưởng của các nước trong khu vực. Cái giá phải trả sẽ là rất lớn và Trung Quốc thực sự sẽ bị thiệt hại nếu họ chọn chủ nghĩa đơn phương thay vì cách tiếp cận đa phương.

Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng vào tháng Ba, 2018. Ảnh: Getty Images

Bãi Tư Chính: Phép thử của Trung Quốc đối với Mỹ?

Vụ Bãi Tư Chính, xảy ra trong ba năm liên tiếp từ 2017 đến 2019, phải chăng là phép thử của một Trung Quốc tham lam và hiếu chiến không chỉ với Việt Nam mà cả với Mỹ? Và nếu đúng thế, phải chăng mức độ căng thẳng Việt-Trung ở Biển Đông đang và sẽ tỷ lệ thuận với mức độ xung đột trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung? Tuy chưa có thực tế thật rõ ràng để giải đáp cho những câu hỏi trên, nhưng trong quá khứ gần vẫn có một mối dây liên hệ về ý đồ thực sự của Bắc Kinh: Vụ mỏ khí đốt Cá Voi Xanh.

Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng Bí Thư - Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp tại Hà Nội hôm 27 tháng Hai, 2019. Ảnh: Reuters

Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ – Quan hệ hai nước sẽ cải thiện?

Theo ông Phạm Chí Dũng, với tình hình Biển Đông như hiện nay, Việt Nam phải làm sao đạt được quan hệ ‘đối tác chiến lược’ với Mỹ, để bảo đảm rằng quốc gia đối trọng duy nhất với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ hỗ trợ chế độ cộng sản Việt Nam khai thác dầu khí. Ông nêu ra giải pháp: “Nhưng muốn đạt được ý đồ trên, chính thể độc đảng ở Việt Nam lại phải tính đến việc từ bỏ một phần hoặc toàn bộ chính sách ‘ba không’ giáo điều và vô bổ của nó…”

Đô Đốc Philip Davidson, Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Ảnh: Mike Carpenter/SIGNAL

Bộ Quốc Phòng Mỹ lên án Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam

Hãng tin Reuter dẫn lại tuyên bố của Bộ Quốc Phòng Mỹ hôm 26 tháng Tám, 2019 có đoạn: “Gần đây, Trung Quốc đã sử dụng lại can thiệp cưỡng bức đối với các hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam trên Biển Đông.” Bộ Quốc Phòng Mỹ nhấn mạnh rằng những hành động của Bắc Kinh hoàn toàn trái ngược với tầm nhìn của Mỹ về một vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở và tự do, mà qua đó, các nước lớn nhỏ được đảm bảo an toàn chủ quyền, không bị uy hiếp,…

Vòng tròn trong hình ghi nhận hoạt động của tàu Hải Dương 8 của Trung Cộng trong 3 ngày 24, 25 và 26/8/2019 cho thấy nó ngày càng chuyển dịch về hướng Tây-Bắc, tức là hướng tiến dần vào phía bờ biển Việt Nam. Ảnh: Twitter Ryan Martinson (@rdmartinson88)

Canh chừng nhau, rồi sao nữa?

Khoảng cách 100 hải lý rất gần. Chẳng lẽ, nó đi đến đâu, ta theo đến đấy, may mà nó quay về thì tốt. Nhưng nhỡ nó đổ bộ lên Mũi Né thì sao? Liệu có phải vẫn một ông Việt Nam đi kèm một thằng giặc trên bộ xem nó làm gì, mong nó quậy chán thì về, đi theo tiễn. Đấy là nói đến trường hợp không có chuyện đọ súng xảy ra mặc dù ta có quyền bắn. Nhưng chủ quyền của ta dễ để cho quân thù ra vào tùy thích như vậy hay sao?

Ông Nguyễn Trường Giang, cựu đại sứ Việt Nam tại Brunei, Viện Trưởng Viện Biển Đông, Học Viện Ngoại Giao. Ảnh: Internet

Kẻ nào bị Trung Quốc mua chuộc?*

Bài viết của (cựu) Đại Sứ Nguyễn Trường Giang đăng trên VietNamNet, một tờ báo chính thống của đảng và nhà nước thể hiện quan điểm cứng rắn, giọng văn hùng hồn, đanh thép của một quan chức chính phủ. Bài viết xác định kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên, toàn bộ bài viết, ông đã không hề gọi tên kẻ thù, thể hiện thái độ ôn hòa, vừa phải. Sau đó đột nhiên bài báo biến mất và không còn tìm lại được nữa trên tất cả các tờ báo nhà nước đã đăng lại bài nầy. Tại sao?… Xin đưa lại nguyên văn bài viết đã biến mất trên truyền thông Việt Nam.

Hình ảnh tuần duyên Trung Quốc và bản đồ khu vực Bãi Tư Chính trên Biển Đông. Ảnh: VOA (chụp màn hình Thanh Niên)

Chuyện gì đang xảy ra ở Bãi Tư Chính?

Trung Quốc sẽ không làm gia tăng căng thẳng mạnh tới mức gây áp lực liên tục lên Hà Nội, Manila và Kuala Lumpur để chứng minh rằng ba quốc gia này không thể chống lại sự xâm nhập của Trung Quốc. Trung Quốc tìm cách chứng minh rằng không có quốc gia nào có thể dựa vào Hoa Kỳ hoặc cộng đồng quốc tế để tìm sự hỗ trợ. Trung Quốc đặt mục tiêu làm cho Việt Nam, Philippines và Malaysia sẽ đồng ý cùng phát triển tài nguyên biển và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông theo yêu cầu của Trung Quốc.

Đã tới lúc nên cập nhật chính sách Ba Không?

“Về luật pháp, khi quyền lợi quốc gia thay đổi, một nước có thể giải tiêu hiệp ước theo nguyên tắc giải tiêu hiệp ước quốc tế gọi là ‘Rebus Sic Stantibus’. Ba Không chỉ là một chính sách đơn phương do mình đề ra, thế thì khi nào mà quyền lợi bị nước khác đe dọa, thì mình có quyền cộng tác với các nước, hay cường quốc nào có cùng quyền lợi, có thể là đối tác chiến lược đồng hành với mình.” (Giáo Sư Tạ Văn Tài)

Rút HD 8, Trung Quốc chuẩn bị đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam?

Trong chương trình Việt Nam 360 lần nầy, Luật Sư Nguyễn Văn Đài nhận định về: 1) Liệu Trung Quốc rút tàu Hải Dương 8 để chuẩn bị bước xâm lược kế tiếp là đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam? Lãnh đạo CSVN cần làm gì để ngăn cản sự xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông? 2) Các uỷ viên trung ương đảng CSVN khoá 13 đã được ông Trọng “phê duyệt” hơn một năm trước khi Đại hội 13 khai diễn; 3) Nhìn thấy gì qua việc Thiếu Tướng công an Nguyễn Duy Ngọc bị tố cáo là một tác nhân gây ra cái chết cho ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ Tịch Ngân Hàng BIDV?

TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc nâng ly chúc mừng cùng Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi chứng kiến lễ ký kết hơn chục thỏa thuận song phương Việt-Trung tại văn phòng Trung Ương Đảng ở Hà Nội hôm 5 tháng Mười Một, 2015. Ảnh: EPA/Hoang Dinh Nam

“Mất nước”

Khó có thể nói Việt Nam thật bụng trong cách thể hiện với Trung Quốc, nhưng bất luận giả hay thật đằng sau hậu trường như thế nào, thì cũng thấy Việt Nam đang rất thật trong việc… rất giả dối với chính người dân về mối quan hệ với Trung Quốc. Điều gì khiến Việt Nam không trung thực với người dân? Việt Nam không ít lần “bất mãn” và “căm tức” nhưng cuối cùng vẫn ngậm bò hòn làm ngọt với Trung Quốc. Tại sao lại thế?

Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan trong một đợt diễn tập quân sự với Nhật Bản và Canada ngày 3 tháng Mười Một, 2018. Ảnh: Reuters

Vì sao dân Việt ‘ngóng’ hàng không mẫu hạm Mỹ giữa xung đột Biển Đông?

Động thái mới nhất của Washington, điều hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tới Biển Đông, đang được công luận Việt Nam hưởng ứng và chào đón nhiệt tình giữa bối cảnh căng thẳng trong vùng biển tranh chấp vẫn chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt”. Nhiều ý kiến bày tỏ hy vọng Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam và các nước trong khu vực kiềm chế những hành động hung hăng của Bắc Kinh và “sớm lập lại trật tự ở Biển Đông”.

Đánh hay không đánh?

“Đánh hay không đánh” là câu hỏi mà nhiều người Việt muốn có câu trả lời trong tình hình “có vẻ nóng” ở Bãi Tư Chính. Tiếp theo “lời kêu gọi nhân dân bảo vệ bờ cõi” của ông thủ tướng CSVN, trên mạng lại có chỗ loan tin là “Nhà Nước sẽ kêu gọi người dân biểu tình chống Trung Cộng”. Chuyện chiến tranh mà cứ ngỡ như đùa! Người dân chứ phải đâu đàn vịt!