Hoàng Sa

Biểu tình trước Tổng Lãnh Sự Trung Quốc tại Sydney, Úc Châu nhằm phản đối Trung Cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam bằng võ lực, đồng thời lên án Trung Cộng gây hấn tại Biển Đông, do Cơ sở Việt Tân Sydney tổ chức hôm 18/3/2023

Sydney: Biểu tình lên án Trung Cộng xâm chiếm biển đảo Việt Nam

Đông đảo người Việt tại Sydney, Úc Châu tham dự cuộc biểu tình trước Tổng Lãnh Sự Trung Quốc tại Sydney do Cơ sở Việt Tân Sydney tổ chức hôm thứ Bảy 18 tháng 3 năm 2023 nhằm phản đối Trung Cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988 của Việt Nam bằng võ lực; đồng thời lên án Trung Cộng gây hấn tại Biển Đông.

Ảnh chụp từ màn hình VOA

Biểu tình phản đối Trung Quốc và Việt Nam nhân 35 năm Hải chiến Gạc Ma

Những người tham gia chương trình đã tuần hành phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm chiếm bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; và giương những tấm biểu ngữ phản đối yêu sách đường lưỡi bò 9 đoạn của Trung Cộng; yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông.

Đoàn biểu tình cũng đã kéo sang phản đối đảng Cộng Sản Việt Nam trước cửa toà đại sứ Việt Nam tại Washington DC vì họ cho rằng chính quyền Việt Nam “hèn với giặc, ác với dân.”

Người Việt tại Houston, Texas biểu tình đòi nhà nước CSVN kiện Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa do Cơ sở Việt Tân tại Houston tổ chức hôm 18/3/2023 trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Houston

Người Việt tại Houston, Texas biểu tình đòi nhà nước CSVN kiện Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa

Tất cả đều lên án nhà nước CSVN hèn với giặc ác với dân. Mọi người đều yêu cầu Hà Nội phải:

1) Hủy bỏ công hàm bán nước Phạm Văn Đồng trước các diễn đàn Liên Hiệp Quốc; 2) Kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Quốc tế; và 3) Trả tự do tức khắc những người Việt yêu nước đang bị giam cầm vì đã lên tiếng phản đối Trung Quốc xâm lăng Việt Nam, và chấm dứt mọi hành động đàn áp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng của người dân.

Chuẩn bị cho cuộc biểu tình vì Hoàng Sa, Trường Sa ở Washington DC

Vì Hoàng Sa, Trường Sa: Một chút tâm tình

Hôm thứ Năm (16/03/2023) tôi háo hức về thủ đô Washington DC để dự cuộc biểu tình “Cùng Hành Động Vì Hoàng Sa, Trường Sa.” Tôi được Ban Tổ Chức cho đóng góp một phần sức lực cho chiến dịch này trong công tác chuẩn bị. Tôi được tham gia ở khâu chuẩn bị, với việc in ấn và sửa soạn các biểu ngữ sẽ được dùng trong ngày biểu tình…

Một góc đá Vành Khăn (Mischief Reef) được Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo và xây dựng phi trường, hải cảng, trạm radar cùng nhiều cơ sở hạ tầng quân sự khác. Hình chụp ngày 25/10/2022. Ảnh: Ezra Acayan/ Getty Images

Biển Đông 35 năm sau trận Gạc Ma

Tường trình Sức Mạnh Quân Sự Trung Quốc (China Military Power Report) của Bộ Quốc Phòng Mỹ hồi Tháng Mười Một năm ngoái, ghi nhận Bắc Kinh đã thiết lập ở Trường Sa bảy tiền đồn, trong đó có ba căn cứ quân sự đầy đủ, có sân bay, tên lửa đất đối không và tên lửa chống hạm, radar và cảm biến cho phép Trung Quốc nhìn và nghe thấy hầu hết diễn biến trong khu vực.

Hãy cùng lên tiếng về Biển Đông trước đại sứ quán Trung Quốc và CS Việt Nam ở Washington DC 18/3/2023

Bảo vệ chủ quyền, quyền lợi kinh tế và cuộc sống của ngư dân trên Biển Đông là trách nhiệm chung của mọi người dân Việt Nam.

Trong tinh thần đó, chúng tôi kính mời quý đồng hương tham gia cuộc biểu tình trước Đại Sứ Quán Trung Quốc và Đại Sứ Quán CSVN tại Washington DC vào ngày Thứ Bảy 18/3/2023 để phản đối hành động xâm chiếm của Trung Quốc và đòi chính phủ CSVN kiện Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Người dân Hà Nội tưởng niệm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, hình chụp ngày 19/1/2017. Ảnh: AFP

136 tổ chức Việt Nam kêu gọi Hà Nội đệ đơn kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA

136 tổ chức Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới đã ký vào bức thư ngỏ tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…

Bản sao bức thư chung trong ngày 11/3/2023 cũng được gửi đến Tòa Trọng tài thường trực quốc tế (PCA) – tại Hague [Hòa Lan] lên án hành động xâm lược, chiếm đóng trái phép của Trung Quốc với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Nội dung bức thư cũng kêu gọi chính phủ Hà Nội đệ đơn kiện Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại PCA…

Hơn 130 tổ chức, đoàn thể lên án Trung Quốc xâm lược, chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đồng thời kêu gọi mọi người cùng hành động bảo vệ chủ quyền đất nước

Lá Thư Chung: Hành Động Vì Hoàng Sa – Trường Sa

Cùng lên tiếng đòi chính phủ Cộng Sản Việt Nam phải kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế để xác định chủ quyền… Và chấm dứt chính sách ngăn chặn các sinh hoạt quần chúng nhằm phản đối hành vi xâm lược của Bắc Kinh hay vinh danh sự hy sinh của các binh sĩ trong hai trận chiến Hoàng Sa, Trường Sa và cuộc chiến biên giới phía Bắc.

Bài Ca Biểu Tình Chống Trung Quốc

Từ ngày 19/1/1974, khi Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người dân Việt Nam chưa bao giờ chấp nhận sự chiếm đóng bất hợp pháp này. Và những cuộc biểu tình, sự lên tiếng phản đối… vẫn sẽ tiếp tục cho đến khi tất cả biển đảo của Việt Nam được trả về với đất Mẹ Việt Nam.

Mời tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược tại Washington DC

Bảo vệ chủ quyền, quyền lợi kinh tế và cuộc sống của ngư dân trên Biển Đông là trách nhiệm chung của mọi người dân Việt Nam.

Trong tinh thần đó, chúng tôi kính mời quý đồng hương tham gia cuộc biểu tình trước Đại Sứ Quán Trung Quốc và Đại Sứ Quán CSVN phản đối hành động xâm chiếm của Trung Quốc và đòi chính phủ CSVN kiện Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Quang cảnh buổi hội luận "Tình hình Việt Nam trong bối cảnh xung đột của thế giới, đặc biệt là mối đe dọa của Trung Quốc. Chúng ta có thể làm gì?" do cơ sở Đảng Việt Tân Anh Quốc tổ chức hôm Chủ Nhật 26/2/2023. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Anh Quốc

London: Hội luận “Tình hình Việt Nam trong bối cảnh xung đột của thế giới, đặc biệt là mối đe dọa của Trung Quốc. Chúng ta có thể làm gì?”

TS Trần Diệu Chân kêu gọi mọi người hãy lan tỏa sức mạnh dân tộc, vận động thanh niên, những người có lòng yêu nước, những người có lý tưởng trong sáng cùng tham gia đấu tranh từ nỗi sợ hãi của bản thân (nỗi sợ sự đe dọa của cộng sản Việt Nam), đến đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam.