Nguyễn Phú Trọng

Ông Nguyễn Tấn Dũng thời còn làm thủ tướng. Ảnh: AP

Nguyễn Tấn Dũng tái xuất giang hồ

Có thể nói cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng còn cao số nên đã qua được đợt đốt lò đầu tiên. Nay chỉ còn khoảng 2 tháng nữa, nếu ông Trọng hết làm tổng bí thư thì coi như ông Dũng và đàn em của ông thoát nạn. Đã có những điều chứng tỏ là ông Dũng đang tái xuất giang hồ sau thời gian tạm thời “phong kiếm quy ẩn,” nói theo kiểu kiếm hiệp Tàu.

Ông Lý Thái Hùng: Vì sao hội nghị trung ương 13 không có kết quả “tứ trụ,” Nguyễn Tấn Dũng vẫn gây ảnh hưởng

Ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân nhận định về kết quả của hội nghị trung ương 13, về những diễn biến liên quan đến sự sắp xếp nhân sự cho hàng ghế tứ trụ. Tại sao hội nghị 13 không đề cập gì đến nhân sự Bộ Chính Trị khóa 13 và nhất là hàng tứ trụ? Những xung đột nào giữa các phe nhóm trong đảng dẫn sự chậm trễ trong quyết định về nhân sự tứ trụ?…

Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lần trước đây cũng xuất hiện với hình ảnh đi không vững khiến nhiều người phải đỡ. Ảnh: thoibao.de

Lại chuyện sức khoẻ của lãnh đạo là Tối Mật

Trong khi đó nhìn lại Việt Nam, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lại ban hành quy định sức khoẻ của các uỷ viên Bộ Chính Trị và uỷ viên Ban Bí Thư khoảng trên dưới 20 người, được coi là “tối mật” thật là điều dị hợm và bất thường. Những người lãnh đạo đảng CSVN lo sợ điều gì mà sức khoẻ của chính mình lại không dám công khai như Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe đã làm?

Nguyễn Đức Chung, cựu Giám Đốc Công An, cựu Chủ Tịch TP. Hà Nội. Ảnh: Reuters

Vụ án Nguyễn Đức Chung và canh bạc lớn của Nguyễn Phú Trọng

Sau khi ông Nguyễn Đức Chung bị tống giam, trong số những bình luận về vụ này có câu “ở Việt Nam không có đúng với sai, chỉ có thắng hay thua.” Hiện giờ phe ông Trọng cũng đang thắng cả người dân trong nhiều vụ việc trong đó có vụ Đồng Tâm hồi đầu năm.

Cúm Tàu, đại hội đảng CSVN lần thứ 13, bãi Tư Chính và “thuyết âm mưu”

Bài viết này đặt ra nhiều câu hỏi và những điều khác thường về diễn biến cúm Tàu, đại hội đảng CSVN các cấp lần thứ 13 sắp tới và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở bãi Tư Chính, Biển Đông… khiến cho người ta cần phải nhìn nhận một bức tranh toàn cảnh theo chiều kích rộng lớn hơn chứ không thể qui chụp những suy đoán đó là “thuyết âm mưu” như từ trước tới nay.

TBT Nguyễn Phú Trọng trong cương vị trưởng ban, phát biểu kết luận cuộc họp lần thứ 18 của Ban Chỉ Đạo Phòng, Chống Tham Nhũng hôm 25/7/2020. Ảnh: Báo Lao Động

Hai chữ “ăn năn”

Sự ăn năn – theo nghĩa của ông Tổng Bí Thư Trọng – xuất phát từ nhu cầu bản thân, muốn cầu xin một phán quyết nhẹ tội hơn. Nói cách khác, các quan chức ấy xin lỗi đảng, xin lỗi tổng bí thư không phải bày tỏ sự thành khẩn nhận tội mà chỉ mong ông Trọng giảm tội. Thế thôi!

Cựu Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng bị khởi tố hôm 10/7 và bị truy tố hôm 13/7/2020 về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí." Ảnh: PLO

Ông Trọng muốn gì?

Trong những ngày vừa qua, nhiều cựu cán bộ cấp nhà nước và hai thành phố HCM và Hà Nội đã bị sa lưới, với vụ truy tố các sai phạm trong thời gian tại chức, gây ra nhiều chú ý và bàn tán trong dư luận. Cụ thể ở cấp trung ương, có cựu Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, và thứ trưởng bộ này là bà Hồ Thị Kim Thoa (đang bị truy nã khi đã bỏ trốn sang Paris).

Báo chí trong nước chạy tít câu nói của TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh chụp báo mạng vietnamnet

Không thể để lươn, chạch trèo cao

Người ta liên tưởng những cán bộ quy hoạch chiến lược, những hạt giống đỏ trong khoá trước đang ngồi tù như uỷ viên Bộ Chính Trị Đinh La Thăng, uỷ viên trung ương Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và còn nhiều cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh uỷ bị sa thải, kỷ luật vì hủ hoá, kém khả năng như Nguyễn Xuân Anh, Tất Thành Cang, Lê Viết Chữ… Vậy ai là người để cho loại lươn, chạch này trèo cao đến thế?

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng với câu nói, "... đến hết thế kỷ nầy không biết đã có chủ nghĩa hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa," ngày 24/10/2013. Ảnh: Việt Nam Thời Báo

Đã không biết sao lại bắt dân chúng chờ cả trăm năm?

Có bốn vấn đề tranh biện ở đây với phó chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư Phùng Hữu Phú:

Thứ nhất, nếu đã từng nhận định rằng “có khi trăm năm nữa cũng chưa có chủ nghĩa xã hội,” vậy thì vì sao lại cứ buộc phải tìm kiếm con đường đi đến thứ chủ nghĩa này?…

Giáo Sư Carl Thayer: Những sắp xếp nhân sự ‘tứ trụ’ trong đại hội 13

Các quy định và thông lệ của đảng CSVN yêu cầu các uỷ viên Bộ Chính Trị, những người quá 65 tuổi hoặc đã phục vụ hai nhiệm kỳ, phải nghỉ hưu. Và theo quy định 214 của đảng, ban hành vào tháng Hai, 2020, thì chỉ có Ban Chấp Hành Trung Ương mới có quyền phê duyệt những trường hợp ngoại lệ.

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng CSVN phát biểu tại Hội nghị trung ương 12 hôm 11/5/2020. Ảnh chụp báo Lao Động

Ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ là tổng bí thư khóa 13

Chính trong bối cảnh đó, Hội nghị 12 của trung ương đảng CSVN hiện nay đang đặt cho ông Trọng một bài toán nhức đầu: chọn ông Vượng hay ông Phúc làm tổng bí thư cho 5 năm tới!

Liệu hai phe Phúc, Vượng có đấu đá kịch liệt để tranh giành quyền lực như các phe Trọng, Dũng thời đại hội 12 (năm 2016) hay không? Câu trả lời có lẽ sẽ sáng tỏ hơn khi dịch COVID tạm lui để nhường chỗ cho dịch nội chiến quyền lực phát tán, bùng nổ trong những ngày tháng trước mặt.

Hình ảnh truyền thông nhà nước công bố ông Trọng xuất hiện trở lại tối 14/5/2019, sau đúng một tháng vắng bóng. Ảnh: Getty Images

Tham nhũng trong chống dịch và sự bất lực của TBT Trọng*

Thông tin hàng loạt tỉnh thành khác cũng có dấu hiệu nâng khống giá thiết bị tương tự như (CDC) Hà Nội đã củng cố thêm cho nhận định rằng: Dù đã trừng phạt nhiều quan chức cấp cao song lò chưa đốt được đến gốc rễ của cây tham nhũng, vốn đang có tốc độ tạo củi nhanh hơn nhiều so với tốc độ đốt lò.

Điều này cũng phù hợp với phát biểu gần đây nhất của TBT (Trọng) khi chỉ đạo không bầu vào Trung ương những ai giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất không giải trình được nguồn gốc. Nghe qua thì nghĩ đây chỉ là thêm một chỉ đạo chung chung, sáo rỗng, lặp đi lặp lại của người đứng đầu đảng. Song ngẫm kỹ thì mới thấy sự bất lực trong đó.