Putin

Ảnh: Alamy

Chiến tranh Nga – Ukraine có thể diễn ra theo những kịch bản nào?

Các nước phương Tây đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Hôm 17/1, Anh bắt đầu vận chuyển hàng nghìn tên lửa chống tăng tới Ukraine. Vài ngày trước đó, Thụy Điển đã cho xe bọc thép tới đảo Gotland khi ba tàu đổ bộ Nga đi qua Biển Baltic, không rõ điểm đến. Cùng ngày, Ukraine bị tấn công mạng, trong đó các trang web của chính phủ bị đổi giao diện và máy tính của các cơ quan nhà nước bị khóa…

Ông Jens Stoltenberg (phải), Tổng Thư Ký NATO, nói chuyện trong cuộc họp báo chung với bà Olga Stefanishyna, Phó Thủ Tướng Ukraine, sau cuộc họp song phương tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ, hôm 10/1/2022. Trước đó, tại hội nghị Geneve, Thụy Sĩ, ngày 9/1, lập trường của Nga vẫn giữ nguyên: NATO phải chấm dứt tiến trình mở rộng về phía Đông, không kết nạp làm thành viên NATO Ukraine. Ảnh: John Thys/ AFP via Getty Images

Tháo ngòi nổ xung đột Ukraine

Những cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ và Châu Âu nhằm tháo ngòi nổ cuộc xung đột ở Ukraine và tái lập quan hệ an ninh ở Châu Âu đã bắt đầu, và sẽ kéo dài trong tuần này. Sự kiện gợi nhớ lại cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đầu thập niên 1960, với nỗi lo âu và hy vọng một lần nữa, các bên sẽ tìm được một giải pháp hạ nhiệt.

Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin tại điện Kremlin, Matxcơva, ngày 08/05/2015. Ảnh: Reuters/ Sergei Karpukhin

Tập Cận Bình – Vladimir Putin: Hợp tác đối phó với Biden hay là “nụ hôn thần chết “?

Trong những tuần gần đây, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Thống Nga Vladimir Putin không ngừng điện đàm với nhau. Điều gì đang xảy ra? Đó có phải chỉ đơn giản là hệ quả của cuộc đối đầu ý thức hệ gay gắt giữa Mỹ và hai nước Nga – Trung? Sự xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và nước láng giềng khổng lồ Nga có vẻ rõ ràng, nhưng mọi chuyện lại không đơn giản như vậy.

Những điểm nổi bật trong cuộc gặp giữa Tổng Thống Mỹ Biden và Tổng Thống Nga Putin

Các ống kính thế giới đã hướng về thành phố Genève, Thụy Sĩ trong ngày 16 tháng Sáu vừa qua để theo dõi buổi gặp thượng đỉnh giữa Tổng Thống Mỹ Joe Biden và Tổng Thống Nga Vladimir Putin, mang mục đích làm giảm bớt căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai nước.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Nga đã trở nên xấu đi trong nhiều năm, đặc biệt là với việc Nga thôn tính Crimea của Ukraine vào năm 2014, sự can thiệp của Nga vào Syria năm 2015 và cáo buộc của Mỹ – mà Moscow phủ nhận – về sự can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 đưa ông Donald Trump vào Nhà Trắng.

Phái đoàn Mỹ – Nga tại thượng đỉnh giữa hai nước, tổ chức tại Thụy Sĩ tháng 6/2021. Nguồn: AP

Thượng đỉnh Thụy Sĩ: Tổng Thống Joe Biden tái khẳng định quyền lợi nước Mỹ và nhân quyền

TT Biden cho biết nghị trình của ông không nhằm chống lại Nga hay quốc gia nào khác mà vì nước Mỹ và để bảo vệ dân Mỹ, chống trả đại dịch, tái thiết kinh tế và xây dựng mối quan hệ quốc tế tốt đẹp hơn. Ông cũng cho biết, trong khi tìm kiếm những điểm chung trong mối quan hệ ổn định và không ngoài dự đoán, Hoa Kỳ sẽ trả đũa mạnh mẽ nếu Nga tiếp tục gây phương hại đến lợi ích Hoa Kỳ.

TT Biden (cũng) đã tái khẳng định việc bảo vệ các giá trị dân chủ, bảo vệ những quyền tự do căn bản và phổ quát, đặc biệt là nhân quyền. Đó không phải là việc xen vào chuyện của Nga hay quốc gia khác mà vì đó là một phần di truyền (DNA) của Hoa Kỳ và vai trò cần thiết của một tổng thống Mỹ.

Dân Belarus ủng hộ phe đối lập, biểu tình chống nhà độc tài Lukashenko tại trung tâm Minsk hôm 16/8/2020. Ảnh: Dmitri Lovetsky/ AP

Biểu tình chống Lukashenko: Tương lai nào cho Belarus?

Các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Belarus đã chạm đến một sự đồng cảm sâu sắc, đầy cảm xúc đối với tất cả người dân Trung và Đông Âu, những người đã trải qua các cuộc cách mạng rất ôn hòa diễn ra khắp khu vực vào năm 1989. Với lòng dũng cảm, phẩm giá và hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn, những đám đông khổng lồ tập hợp hôm Chủ nhật ở Minsk không khác nhiều so với những người biểu tình đã tràn ngập Alexanderplatz ở Đông Berlin và Quảng trường Wenceslas của Praha vào tháng 11 năm đó.

Các thủ đoạn chính trị những tháng gần đây đã khiến Tổng Thống Nga Vladimir Putin và giới quyền thế thân cận của ông trông mong manh hơn. Ảnh: Yuri Kadobnov /EPA-EFE

Thấy gì từ màn biến tấu quyền lực của Putin?

Thay vì cố kết hơn nữa quyền lực của Putin và nhóm cầm quyền dưới sự dẫn dắt của ông, những mưu mô toan tính trong những tháng gần đây đã khiến họ càng trông mong manh hơn. Vị tổng thống Nga bắt đầu năm nay với mức ủng hộ từ người dân đã gần mức thấp kỷ lục.

Hàng chục ngàn người dân Nga xuống đường hôm 10 tháng Tám, 2019 tại Moscow đòi bầu cử tự do, phản đối chính quyền loại bỏ các ứng viên viên đối lập và độc lập trong một cuộc bầu cử địa phương vào tháng Chín. Ảnh: DPA/TASS

Hơn 60.000 người Nga xuống đường biểu tình đòi tự do bầu cử

Hàng chục nghìn người Nga xuống đường đứng chật một quảng trường ở Moscow để đòi quyền tự do bầu cử. Theo hãng tin Reuters, vào ngày 10 tháng Tám, 2019, ước tính đã có hơn 60.0000 người Nga xuống đường biểu tình yêu cầu bầu cử tự do, sau khi chính quyền ở thủ đô Nga không cho giới đối lập được ra tranh cử. Những người tham gia biểu tình lần này chủ yếu là thanh niên, phản ánh sự bất mãn của giới trẻ Nga đối với chính phủ Putin. Ngoài ra, còn có nhiều thành viên của đảng đối lập cũng tham dự.