Thảm họa vỡ đập tại Lào đã cảnh báo điều gì?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đập Xe Pian-Xe Namnoy, tỉnh Attapeu của Lào bị vỡ trong đêm 23/7 vừa qua đã gây ra một thảm họa kinh hoàng. Những hình ảnh ghi nhận tại hiện trường cho thấy khủng khiếp còn hơn cả chiến tranh, con số thiệt hại về tài sản vẫn chưa thể nào thống kê được. Báo Vientiane Rescue cho biết vẫn còn quá sớm để biết có bao nhiêu người thiệt mạng trong các làng ở khu vực hạ lưu con đập.

Thảm họa vỡ đập thủy điện ở Lào là lời cảnh báo mạnh mẽ đối với việc phát triển thủy điện lưu vực sông Mekong. Ngày 24/7, trang Viengchanmay đưa tin về nguyên nhân khiến đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy ở tỉnh Attapeu bị vỡ trong đêm 23/7 là do phía Trung Quốc xả lũ không báo trước, khiến công trình thủy điện bị vỡ đê. Trước đó, phía công trình thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy đã gửi báo cáo cho Trung Quốc về tình hình xây đập và yêu cầu không xả lũ khi công trình chưa hoàn thiện. Nhưng phía Trung Quốc đã phớt lờ chuyện này.

Theo International Rivers, một tổ chức phi chính phủ tại Thái Lan, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng tổng cộng 28 đập ở tỉnh Vân Nam. Ngoài ra, có 11 đập lớn đang được xây dựng hoặc trong các giai đoạn quy hoạch trên hạ lưu sông Mekong, cộng với 30 đập trên các nhánh của dòng sông. Đối với nhiều nhà phân tích, đây được xem là một động thái của Trung Quốc nhằm thiết lập sự thống trị của mình trong khu vực.

Việc Trung Quốc mở rộng quyền kiểm soát sông Mekong bằng cách xây dựng các đập thủy điện mới, dùng thượng nguồn sông thành vũ khí, treo các quả bom trên đầu các quốc gia hạ nguồn. Đối với người dân địa phương sống dọc dòng sông Mekong, đây là một thảm họa môi trường lẫn kinh tế. Việt Nam cũng góp phần bức tử dòng sông này với thủy điện Sesan, Serepok… Và dĩ nhiên cũng sẽ chịu hậu quả nếu các quả bom nước đó nổ, như tai họa vừa qua ở Lào.

Thảm họa vỡ đập như ở Lào rất có thể sẽ xảy ra tại Việt Nam. Sự kiện đó như một lời cảnh báo sắc lạnh để nhắc hàng triệu người dân Việt Nam về nguy cơ không chỉ đến từ những con đập của Trung Quốc xây dọc sông Mekong, mà còn có phần đến từ những đập thủy điện đang hiện hữu ở khắp 3 miền đất nước có thể vỡ bất cứ khi nào.

Theo thống kê và khảo sát sơ bộ năm 2013, Việt Nam có hơn 200 đập thủy điện và hơn 95% trong số đó là không đạt yêu cầu. Bên cạnh đó Việt Nam còn có khoảng 7,500 hồ chứa thủy lợi, trong đó có gần 1.200 hồ đập xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ vỡ. Phần lớn đập và hồ chứa tập trung ở miền Trung, nơi có độ dốc cao, một bên giáp núi, một phía giáp biển. Nếu vỡ đập thủy điện liên hoàn với một trong những hệ thống thủy điện bậc thang như vậy thì sẽ là thảm họa. Nguy hiểm nhất là các hồ thủy điện này không có dung tích phòng lũ và hàng ngàn công trình thủy điện trên cả nước đều chưa có một kịch bản vỡ đập nào hoàn thiện.

Bên cạnh đó, ở Việt Nam các công trình thủy điện cũng giống như các dự án xây dựng đường xá, cầu cống chưa làm xong đường đã lún hoặc cầu đã sập, đây đều là hậu quả của vấn nạn tham nhũng, rút ruột công trình. Đã có bài học về vỡ đập thủy điện ở 3 tỉnh Miền trung và Tây Nguyên, đó là thủy điện Đak Krong 3 (Quảng Trị), Đắk Mếk 3 (Kon Tum) và Ya Krel 2 (Gia Lai).

Đồng thời, hiện nay tại Việt Nam rừng đầu nguồn có tác dụng điều hòa và giảm dòng chảy lũ ngày càng bị tàn phá gây mất an toàn hồ đập. Năm ngoái thủy điện Sông Tranh ở Quảng Nam bị nứt buộc hồ chứa nước xả lũ. Gần đây nhiều con đập tại Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh Quảng Ngãi, Bình Định và nhiều tỉnh thành khác ở Miền trung cũng đồng loạt xả lũ khiến mùa màng của nông dân trôi sạch và bao tang tóc đã xảy ra. Mạng sống người dân mong manh hơn bao giờ hết, khi lơ lửng trên đầu họ, phía thượng nguồn là hàng ngàn con đập được xây dựng tràn lan và chỉ có lợi cho chủ đầu tư.

Nếu vỡ đập càng lớn thì thiệt hại càng lớn, hạ lưu đập có mức độ tập trung dân cư và cơ sở hạ tầng càng cao thì mức độ thảm họa khó tính hết. Theo ước tính, nếu vỡ đập thủy điện Hoà Bình thì 9.45 tỉ mét khối nước sẽ cuốn phăng toàn bộ 6 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ ven sông Hồng chỉ trong một ngày. Và Hà Nội sẽ ngập dưới 30 mét nước tính từ chỗ cao nhất của nhà ga Hàng Cỏ. Nếu đập Sơn La vỡ, sau 30 phút, toàn đồng bằng Bắc Bộ chìm sâu 4-60 mét, cướp đi sinh mạng 15 triệu người. Như vậy có thể thấy, những đập thủy điện thật sự là những quả bom nước.

Các công trình thủy điện quy mô được coi là kênh đầu tư đầy hấp dẫn đối với các quốc gia đang phát triển, bởi nó sinh lợi lớn, thu hồi vốn nhanh nên được giới quan chức địa phương coi là đòn bẫy thăng tiến, và ngân sách khổng lồ đổ vào cũng là nguồn tham nhũng trong một đất nước thiếu minh bạch. Vì vậy những công trình này đặc biệt được giới lãnh đạo khuyến khích với nhiều ưu đãi.

Các quyết định hành chính được đưa ra chỉ quan tâm đến việc thu lợi nhanh chóng, lợi ích kinh tế trước mắt mà không hề nghĩ đến tác động về lâu về dài. Tuy nhiên việc xây dựng các công trình thủy điện lại hàm chứa nhiều rủi ro. Khủng khiếp nhất là vỡ đập, và một trong những hậu quả tiếp theo là môi trường, hệ sinh thái bị tàn phá khiến ngành đánh cá bị suy tàn, làm cho những người nghèo khổ nhất không còn kế mưu sinh.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.