Toronto biểu tình hưởng ứng Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2022

Cơ sở Việt Tân và Cộng đồng người Việt khu vực đại đô thị Toronto, Canada hôm 10/12/2022 đã phối hợp cùng nhiều cộng đồng sắc dân khác biểu tình trước tòa thị chính cũ ở Toronto để hưởng ứng Ngày Quốc Tế Nhân Quyền.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Các thành viên cơ sở Việt Tân và Cộng đồng người Việt khu vực đại đô thị Toronto, Canada đã phối hợp cùng nhiều cộng đồng sắc dân khác biểu tình trước tòa thị chính cũ ở Toronto để hưởng ứng Ngày Quốc Tế Nhân Quyền hôm 10/12/2022.

Bất chấp thời tiết lạnh giá, người Việt từ nhiều vùng khác nhau đã tụ tập về đây để kề vai sát cánh cùng với các sắc dân bị đàn áp và xâm chiếm bởi nhà cầm quyền độc tài Trung Quốc như Tân Cương, Tây Tạng, Hong Kong, Đài Loan và cả Myanmar.

Chương trình đan xen là các bài diễn văn của đại diện các cộng đồng, các tiết mục văn nghệ để tôn vinh những giá trị nhân quyền phổ quát và mạnh mẽ lên án các chế độ độc tài toàn trị đang chà đạp tự do, nhân quyền và nhân phẩm của người dân.

Chương trình chính thức khai mạc lúc 13 giờ với bài diễn văn phát biểu của Luật sư Chris Macleod biểu thị sự trân trọng đối với cuộc đấu tranh kiên cường của các cộng đồng để bảo vệ các quyền con người và chống lại áp bức bất công do các chế độ độc tài gây ra.

Trong bài diễn văn của mình, đại diện cộng đồng người Việt tại Canada cũng đã chỉ ra sự giống nhau trong “thành tích” nhân quyền tồi tệ của nhà cầm quyền Việt Nam và Trung Quốc. Thật vui mừng vì đại diện là một cô gái trẻ sinh sống tại xứ sở tự do nhưng lại am tường phong trào dân chủ quốc nội. Cô đã lược qua bối cảnh nơi các quốc gia và dân tộc đang oằn mình dưới sự cai trị hà khắc của các chế độ toàn trị, và cuộc đấu tranh bền bỉ trong niềm tin tưởng các quyền con người sẽ cuối cùng thắng lợi.

Cũng cần phải nhắc lại rằng nhà cầm quyền CS Việt Nam mới đây được lọt vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025, giữa lúc tình hình nhân quyền vẫn hết sức u ám với việc gia tăng bắt giữ thêm nhiều nhà hoạt động, tù nhân lương tâm bị ngược đãi và tình trạng thắt chặt kiểm duyệt tự do thông tin, tự do báo chí.

Đảng bộ Việt Tân Toronto – Ottawa liên kết với các cộng đồng các sắc dân khác để đấu tranh trong tinh thần bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Bên cạnh đó, Đảng bộ Việt Tân Toronto – Ottawa cũng kêu gọi Canada và các quốc gia dân chủ quan tâm hơn về tình trạng nhân quyền Việt Nam.

Trước đó, vào ngày 27/10/2022 Đảng bộ Việt Tân Toronto – Ottawa cũng đã có cuộc tiếp tân với các dân biểu Canada để vận động cho nhân quyền Việt Nam tại quốc hội ở thủ đô Ottawa. Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí thư Đảng Việt Tân, đã có cuộc gặp với 8 dân biểu Canada, 2 đại diện của văn phòng chính phủ, cùng với các thành viên thân hữu ngay tại trụ sở Quốc Hội Canada.

Cũng trong dịp kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền, Đảng Việt Tân đã tổ chức buổi lễ trao giải thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2022 tại Nhật Bản. Khôi nguyên của giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng năm nay là thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh, người bị nhà cầm quyền CSVN kết án 11 năm tù và 5 năm quản chế với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Sau cuộc biểu tình, đảng bộ Việt Tân tại địa phương cũng đã có cuộc gặp gỡ thân tình với một tổ hợp luật sư và đại diện các cộng đồng các sắc dân khác. Chúng tôi sẽ tường trình với quý vị diễn biến cuộc gặp ở một bản tin khác.

Nhóm truyền thông Việt Tân tại Toronto, Canada

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Biển cả. Ảnh: Getty Images

Tại sao hiệp ước mới của LHQ về “Biển cả” lại quan trọng đến vậy?

Gần hai phần ba đại dương nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế, kéo dài 200 hải lý (370km) từ bờ biển của các quốc gia. Điều này có nghĩa là khoảng 219 triệu km² đại dương, được gọi là “biển cả,” nằm ngoài thẩm quyền của bất kỳ quốc gia nào. Những khu vực này dễ bị tàn phá bởi các nhà nước, doanh nghiệp và tội phạm.

Vào ngày 4/3, các nhà đàm phán tại LHQ đã đồng ý về hiệp ước quốc tế đầu tiên để bảo vệ vùng biển cả. Hiệp ước này có thể đạt được những gì?

Nhà hoạt động Peter Lâm Bùi (ảnh trái) bị công an Đà Nẵng bắt và truy tố với cáo buộc "Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước" hôm 7/9/2022. Ảnh: FB Lê Quốc Quân

Lần đầu tiên hay lần cuối cùng?

Sau nhiều năm hành nghề luật với gần 10 năm gắn bó với nghề luật sư tranh tụng, tới ngày hôm nay, trong một vụ án chính trị ở Đà Nẵng, lần đầu tiên tôi bị buộc rời khỏi phòng xét xử trong khi chưa kết thúc phần tranh luận của mình. Một dấu lặng trên một đoạn đường khá dài mà tôi đã trải qua.