Trao thêm quyền cho ông Trọng để làm gì?

Ông Nguyễn Phú Trọng khi tái đắc cử ngôi vị tổng bí thư tại đại hội 12 đảng CSVN tháng 1/2016.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đến giờ phút này, chắc chắn ông Trọng sẽ là người nắm giữ hai chức vụ quyền lực là Chủ tịch nước và Tổng bí thư sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua vào ngày 22 tháng 10 tới. Đây là sự sao chép mô hình được Đảng Cộng sản Trung Quốc áp dụng từ nhiều năm qua, trong đó hiện nay Tập Cận Bình kiêm hai chức vụ cao nhất.

Ông Trọng có thực tâm chống tham nhũng?

Ngay sau khi ông Trần Đại Quang chết một cách đầy nghi vấn, một chiến dịch truyền thông đầy trơ trẽn đã được khởi động để dọn đường dư luận cho ông Trọng nắm giữ luôn vị trí Chủ tịch nước với chiêu bài ‘nhất thể hóa.’

Việc nhất thể hóa sẽ đưa ông Nguyễn Phú Trọng lên đỉnh cao quyền lực; nhưng vấn đề đạo đức và năng lực của ông Trọng lại đang khiến nhiều người hoài nghi và lên án.

Có vẻ như con đường thăng tiến của ông Trọng quá ít thành tích. Nên đám ‘đệ tử, con nhang’ chỉ nhai đi nhai lại một ‘bậc nhân kiệt’ Nguyễn Phú Trọng gắn với quá trình ‘chống tham nhũng không có vùng cấm’. Tuy nhiên, dành một chút thời gian quan sát về tình hình xã hội Việt Nam sẽ thấy ngay, cuộc ‘đốt lò’ của ông Trọng thực ra chỉ đơn giản là một cuộc thanh trừng phe phái.

Cụ thể, ‘cái lò’ của ông Trọng chỉ thiêu ‘củi rừng’- tức là phe đối thủ, như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Anh… Còn những thanh ‘củi nhà’ đầy tai tiếng như: Trà-Quý ở Yên Bái, Triệu Tài Vinh ở Hà Giang, Nguyễn Nhân Chiến ở Bắc Ninh, Huỳnh Đức Thơ ở Đà Nẵng, Lê Thanh Hải ở thành Hồ, Võ Kim Cự ở Hà Tĩnh, Trịnh Văn Chiến ở Thanh Hóa. Tất cả đều miễn nhiễm và đứng hiên ngang cạnh chủ lò.

Võ Kim Cự (phải), thủ phạm mang Fomosa vào Hà Tĩnh, người được cho là thuộc “phe ta” của Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Getty Images
Võ Kim Cự (phải), thủ phạm mang Fomosa vào Hà Tĩnh, người được cho là thuộc “phe ta” của Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Getty Images

 

Nhiều ý kiến còn nói rằng, cuộc chiến ‘chống tham nhũng’ của ông Trọng thực ra chỉ mang giá trị tuyên truyền. Bởi thực tế, trong mắt người dân, vấn nạn tham nhũng chưa bao giờ giảm đi. Người dân vẫn hàng ngày bị công chức đòi tiền ‘bôi trơn’ mỗi khi làm thủ tục hành chính. CSGT vẫn miệt mài chặn xin đểu người đi đường. Bệnh nhân vào bệnh viện vẫn phải có phong bì cho bác sĩ. Xin việc vẫn phải chạy tiền. Nhiều người phạm tội vẫn chạy án, v.v…

Bên cạnh đó, dư luận thẳng thừng đặt câu hỏi liệu ông Trọng có tham nhũng? Nhiều người gửi thư yêu cầu “Tổng Bí thư hãy làm gương là người công khai ‘Bản kê tài sản’ của mình trên báo chí, cổng thông tin điện tử và Internet trước tiên”. Tuy nhiên, hiện chưa có phản ứng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về lá thư được cho là đã gửi tới địa chỉ trụ sở của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội.

Thật nực cười khi ông Trọng bắt 4 triệu đảng viên phải kê khai tài sản, trong khi chính bản thân mình lại không chịu làm. Tinh thần gương mẫu của một đảng viên lãnh đạo là đây sao?

Bất cứ kẻ nào bán mình cho Tàu cộng đều là kẻ thù của đất nước này!

Dư luận đánh giá rằng ông Nguyễn Phú Trọng không những là kẻ thân Tàu mà còn bị Bắc Kinh cắm sinh tử phù. Thực tế, suốt nhiều năm qua, mặc cho Trung Quốc bắn giết ngư dân trên Biển Đông, mặc cho những hoạt động kinh tế của Việt Nam bị Trung Quốc chèn ép. Ông Trọng tuyệt nhiên chưa bao giờ có một câu nào lên án hay chỉ trích Trung Quốc, cũng như chưa bao giờ lên tiếng về chủ quyền của đất nước.

Mỗi khi Việt Nam có đụng độ với Trung Quốc, ông Trọng lại ‘bế quan tỏa cảng’, không bao giờ xuất hiện để nói một lời thể hiện trách nhiệm. Là một công dân trăn trở về vận mệnh quốc gia, bạn có đồng ý cho một kẻ thiếu bản lĩnh như vậy lèo lái tương lai của dân tộc?

Trơ trẽn hơn, sáng 8/12/2015, trong cuộc tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm (Hà Nội), nhiều người dân nêu băn khoăn lo ngại về các vấn đề chủ quyền, ông Trọng nói thẳng thừng rằng: “Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không?…” Rõ ràng có thể thấy, ông Trọng xem việc tổ chức đại hội Đảng của ông quan trọng hơn lòng tự tôn dân tộc, chủ quyền thiêng liêng của đất nước. Là một Tổng bí thư đầy quyền lực, nhưng ông Trọng lại hành xử như một kẻ vô tổ quốc.

Ông Trọng tại buổi gặp gỡ cử tri Quận Ba Đình và Hoàn Kiếm (Hà Nội) hôm 8/12/2015. Ảnh: Thắng Ngọc/Soha.vn
Ông Trọng tại buổi gặp gỡ cử tri Quận Ba Đình và Hoàn Kiếm (Hà Nội) hôm 8/12/2015. Ảnh: Thắng Ngọc/Soha.vn

 

Lãnh đạo cộng sản Việt Nam thời nào cũng khép nép trước Trung Quốc. Nhưng đến thời ông Nguyễn Phú Trọng nắm quyền, người ta thấy mức độ nhượng bộ Trung Quốc trở nên vô cùng nghiêm trọng. Bằng chứng là dư luận không khỏi giật mình khi thấy lãnh đạo CSVN ký Thông tư số 19/2018, cho phép các thương nhân, cư dân khu vực biên giới Việt – Trung được sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, bất chấp điều đó là vi phạm Hiến Pháp, và có thể dẫn đến nguy cơ mất chủ quyền, mất an ninh trong lĩnh vực tiền tệ.

Bên cạnh đó, gần đây nhà cầm quyền CSVN còn cấp hẳn phép người dân Trung Quốc được ngang nhiên lái xe ô tô sang tận Lạng Sơn. Đồng thời, hàng trăm công trình trọng điểm khắp Việt Nam đang lần lượt bị rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc, kéo theo đó là hàng chục ngàn công nhân Trung Quốc sang làm việc tại Việt Nam. Dẫn đến nhiều ngôi làng Trung Quốc mọc lên khắp ba miền Bắc-Trung-Nam.

Không chỉ vậy, cuộc chiến thương mại giữa Trung-Mỹ đã lên đến đỉnh điểm với nhiều hệ quả xấu khó lường sẽ xảy ra tại Trung Quốc, vậy mà CSVN thay vì phải giảm bớt đà lệ thuộc Bắc Kinh, mối quan hệ kinh tế Việt-Trung chưa bao giờ “nồng ấm” như hiện nay.

Nhiều chuyên gia kinh tế phải cảnh báo Việt Nam có nguy cơ dính đòn trừng phạt của Mỹ, vì để cho hàng hóa Trung Quốc sử dụng lãnh thổ làm nơi trung chuyển với mục đích xuất khẩu ngược sang Mỹ! Có thể nói, không có bất cứ ai vì lợi ích dân tộc lại hành động hồ đồ như vậy.

Tóm lại, Nguyễn Phú Trọng xuất thân là một nhà lý luận bảo thủ, cuồng tín chủ nghĩa cộng sản – một học thuyết bị phần đông thế giới kịch liệt lên án vì gieo biết bao đau thương cho nhân loại. Với một cái đầu chứa đầy những lý luận Mác-Lê, ông Trọng không có kinh nghiệm về quản lý nền kinh tế thị trường, vì vậy ông không thể nào là một nhà kỹ trị để đưa đất nước trở thành ‘nền công nghiệp theo hướng hiện đại’, bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của nhân loại. Vậy, nếu trao thêm quyền, không biết rồi đây ông Trọng sẽ đưa đất nước về đâu?

Ngô Đồng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.