Vì sao đại biểu quốc hội không muốn xử phạt tài xế uống rượu lái xe?

Một phiên họp của Quốc Hội CHXHCNVN
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong tại nạn giao thông, tỷ lệ tài xế uống rượu trước khi lái xe gây ra thương vong chiếm một tỷ lệ rất lớn. Nói cách khác, con số gây thương vong trong tai nạn giao thông có thể kiểm soát và hạ thấp nếu nhà cầm quyền có biện pháp ngăn cấm uống rượu bia trước khi lái xe.

Mới nhất, vụ việc xảy ra vào ngày 1 tháng Năm vừa qua, khi xe Mercedes GLA 250 đâm tử vong hai phụ nữ đi xe máy tại hầm Kim Liên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), mà nguyên nhân chính ở đây do tài xế đã uống rượu bia vào đêm 30 tháng Tư trong buổi liên hoan họp lớp. Sau khi kiểm tra, công an phát hiện người này có nồng độ cồn lên tới 0,75mg/l khí thở.

Trước đó, vào tối ngày 22 tháng Tư, một vụ tai nạn khiến nữ công nhân quét rác tử vong trên đường Láng khiến rất nhiều người xót xa không những vì cái chết bất ngờ mà còn vì gia cảnh khó khăn của nạn nhân. Trong khi đó, nguyên nhân xảy ra do tài xế lái xe Hyundai Veracruz đã uống rượu trong đám cưới và có nồng độ cồn đạt mức rất cao 1,041 mg/l khí thở, thậm chí nửa ngày sau người này vẫn chưa đủ tính táo. Thực tế, trước khi gây thương vong, chiếc ô tô trên đã va chạm với 5 xe máy trên đường Vĩnh Hồ nhưng không dừng xe mà tiếp tục lao đi.

Vào cuối tháng 10 năm ngoái, nhiều người đã phải “thất thần” trong vụ việc nữ tài xế lái xe BMW đâm vào nhiều xe máy và taxi đang dừng chờ đèn đỏ ở ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh, TP. HCM) khiến 1 người chết, 5 người bị thương. Trước khi gây ra “tai nạn kinh hoàng” này, người phụ nữ này đã dự tiệc tại một nhà hàng ở quận 1 và có dùng rượu bia, điều này cũng được chứng minh qua kiểm tra nồng độ cồn với 0,94 miligram/lít khí thở. Tuy nhiên, trong trường hợp này, nguyên nhân cũng phát sinh thêm từ việc tài xế đeo giày cao gót khiến quai hậu vướng vào chân ga.

Có thể thấy, rượu bia là nguyên nhân chính gây ra những tai nạn thương tâm vì gần như khi đó tinh thần của người lái đã không còn tỉnh táo để nhận biết và xử lý kịp thời. Đồng thời, một số nguyên nhân khách quan như đi giày cao gót hoặc nhầm chân phanh và ga cũng có thể kết hợp khiến hậu quả khó lường.

Năm 2018, người Việt đã chi ra hơn 168.000 tỷ đồng (hơn 7,2 tỷ USD) để uống 4,5 tỷ lít bia, rồi sau đó bỏ ra 76.000 tỷ đồng giải quyết hậu quả do bệnh tật hay tai nạn giao thông gây ra bởi rượu bia. Tính ra, số tiền chi cho rượu bia bằng khoảng 3% GDP, trong khi mức chi cho giáo dục vào khoảng 5,8% GDP, y tế 7,5% GDP. Hiện Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia vẫn còn nhiều tranh cãi.

Theo thông tin từ Statista, năm 2018, thị trường Việt Nam tiêu thụ gần 4,5 tỷ lít bia. Với mức tăng trưởng trung bình khoảng 5,6%/năm, đến năm 2023, mức tiêu thụ sẽ đạt gần 5,1 tỷ lít.

Dân số Việt Nam trong năm 2018 là gần 97 triệu người (theo Liên Hợp Quốc), tính ra, bình quân mỗi người tiêu thụ 46,2 lít.

Với cơ cấu dân số từ 15 tuổi đến 65 tuổi chiếm 70,4% tổng số dân (theo Index Mundi), tức 68,3 triệu người, mức tiêu thụ trung bình một người trong độ tuổi trên trong năm 2018 là 65,9 lít.

Điều này cho thấy là lượng bia tiêu thụ theo đầu người tại Việt Nam cao hơn nhiều so với các quốc gia lân cận trong khu vực như Nhật, Hàn, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc.

Tính ra, người Việt đã chi 7,2 tỷ USD cho tiền bia trong năm 2018 (tức hơn 168.000 tỷ đồng). Con số này tương đương gần 3% GDP. Trung bình mỗi người Việt dành tới gần 3% thu nhập hàng năm cho bia, con số này cũng cao hơn hẳn các quốc gia lân cận

Trong khi đó, theo World Bank, mức chi tiêu cho giáo dục tại Việt Nam năm 2018 vào khoảng 5,8% GDP, cho y tế 7,5% GDP.

Đó là chưa tính đến rượu. Theo Bộ Y Tế, người Việt tiêu thụ khoảng 300 triệu lít rượu/năm.

Tình trạng sử dụng rượu bia tại Việt Nam ở mức báo động, đặc biệt có xu hướng tăng nhanh, tạo gánh nặng đến y tế và kinh tế.

Tổng chi phí y tế cho điều trị 6 loại ung thư phổ biến tại Việt Nam liên quan đến sử dụng rượu bia (ung thư gan, đại trực tràng, khoang miệng, dạ dày, vú, cổ tử cung) gần 26.000 tỷ đồng, chiếm 0,25% tổng GDP năm 2017.

Chi phí giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia chiếm 1% GDP, tương đương khoảng 50.000 tỷ đồng.

Tình trạng sử dụng rượu bia ở Việt Nam dẫn đến gần 80.000 ca tử vong năm 2016, hàng trăm nghìn người khác phải nhập viện. Khoảng 15% số giường tại các bệnh viện tâm thần dành cho người bệnh loạn thần do rượu bia.

Trong khi đó, hệ thống pháp luật về phòng chống tác hại rượu bia của Việt Nam còn nhiều khoảng trống và còn đang có nhiều tranh cãi.

Cụ thể, dự thảo Luật phòng chống tác hại rượu bia đã được trình Quốc Hội ngày 3 tháng Sáu vừa qua vẫn chưa thống nhất được phương án về giờ cấm bán rượu bia và quy định về việc điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia. Gần một nửa số đại biểu Quốc Hội bấm nút không đồng ý với việc “cấm lái xe khi sử dụng rượu bia”.

Điều này đã gây phẫn nộ trong dư luận trong thời gian vừa qua, bởi chúng ta đang phải đối phó với “đại nạn tai nan giao thông” và gần nửa số vụ gây ra là do người sử dụng rượu bia rồi vẫn ngang nhiên chạy xe.

Mỗi năm, chúng ta mất hàng chục ngàn tỷ đồng để giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông, kèm theo đó là hàng ngàn người chết, bị thương tật, kéo theo hậu quả cực lớn cho cá nhân và gia đình. Không hiểu tiền lãi từ sản xuất bia rượu có đủ tiền bù vào các thiệt hại do rượu bia gây ra hay không?

Cả xã hội đang lên án mạnh mẽ tình trạng người sử dụng phương tiện giao thông trong tình trạng say sưa bởi rượu bia. Cả xã hội đang mong muốn phải có những chế tài cực kỳ nghiêm khắc với kẻ uống rượu rồi vẫn chạy xe. Vậy mà gần một nửa số đại biểu Quốc Hội không đồng ý?

Đây thực sự là chuyện “có vấn đề” ở Quốc Hội?

Thứ nhất, việc nhiều đại biểu bỏ phiếu không đồng ý cho thấy rằng: “Đã có quy định rõ ràng tại mục 1 điều 8 Luật Giao Thông Đường Bộ – Nghiêm cấm hành vi điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”… Đã có luật rồi thì hà cớ gì phải thêm? Cứ việc thực hiện cho nghiêm mà thôi?

Thứ hai, việc nghiêm cấm uống rượu khi lái xe đã đụng đến sở thích của các ông bà đại biểu – là những quan chức cao cấp của đảng, vốn xem thường mạng sống của người dân?

Thứ ba, một nhóm lợi ích làm giàu nhờ sản xuất bia rượu đã vận động và mua phiếu của các ông bà đại biểu, để không bị giảm số lượng tiêu thụ vì dự án luật này.

Thật ra, quy định cấm lái xe ô tô sau khi uống rượu bia có từ 11 năm trước. Nhưng vì nhiều lý do đã không được áp dụng nghiêm minh, nhất là do đa số vẫn còn nghĩ rằng tai nạn tử vong do uống rượu khi lái xe là chuyện của ai đó, chứ chưa là trách nhiệm chung của mọi người trong xã hội.

Chính não trạng “vô cảm” này mà những người gọi là “đại biểu” của dân trong Quốc Hội, không hề có ý thức trách nhiệm bảo vệ an toàn xã hội mà chỉ làm theo chỉ thị đảng giao phó: Khuyến khích bợm nhậu để quên chuyện chính trị, chuyện đất nước…

Giặc đâu phải chỉ đến từ phương Bắc, giặc ở ngay trong cái ly đang cầm trên tay đó thôi.

Quỳnh Hương

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.