Việt Nam có cam kết với EU về cải thiện nhân quyền?

Lễ ký kết Hiệp Định Thương Mại Tự Do EVFTA và Bảo Hộ Đầu Tư EVIPA tại Hà Nội hôm 30 tháng Sáu, 2019. Ảnh: Bộ Công Thương
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nếu không chịu cải thiện nhân quyền một cách thực tâm, thực chất và mang tính chứng minh được, sẽ chẳng có EVFTA nào tự động chui vào dạ dày của những kẻ chỉ biết ăn và đàn áp nhân dân.

Tại lễ ký kết hai hiệp định thương mại EVFTA (Hiệp Định Thương Mại Tự Do Châu Âu – Việt Nam) và EVIPA (Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư với Liên Minh Châu Âu) giữa đại diện của Liên Minh Châu Âu (EU) và đại diện của Chính phủ Việt Nam vào ngày 30 tháng Sáu, 2019 tại Hà Nội, Thủ Tướng Phúc đã có một phát biểu đáng lưu ý: “Để quá trình triển khai thành công, Việt Nam sẽ ban hành 1 chương trình hành động quốc gia thực hiện 2 hiệp định với các nhiệm vụ biện pháp cụ thể, thực thi nghiêm túc, đầy đủ các cam kết, triển khai đến các bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp và người dân, gắn với phát huy sự năng động sáng tạo trong quá trình thực hiện, hướng đến mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển giàu mạnh, hùng cường.”

Phát biểu trên rõ ràng là lời cam kết của chính phủ Việt Nam với EU về việc thực thi nghiêm túc các cam kết trong hai hiệp định EVFTA và EVIPA, với trách nhiệm thực thi liên quan đến nhiều ngành – trước hết là Bộ Công Thương, sau đó đến các bộ và cơ quan ngang bộ khác như Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Bộ Tài Chính, Ngân Hàng Nhà Nước, Bộ Thông Tin và Truyền Thông, Bộ Ngoại Giao, Bộ Công an…

Vậy những cam kết của chính phủ Việt Nam có bao gồm cam kết về cải thiện nhân quyền hay không, và nếu có thì là những nội dung gì?

Việc giải đáp câu hỏi trên cần được tham khảo một tài liệu mà vào tháng Giêng, 2019 Đại Diện Liên Minh Châu Âu (EU) đã đề cập với phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc về việc hoãn lại Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU – Việt Nam vì EU yêu cầu Việt Nam cải thiện về nhân quyền nhưng không được Việt Nam đáp ứng.

Dưới đây là bản dịch từ bản ghi chép từ video về nội dung mà đại diện EU đề cập với phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ngày 21 tháng Giêng, 2019:

– Mối quan hệ với Việt Nam cực kỳ quan trọng đối với chúng tôi, và bản hiệp định thương mại sắp tới là 1 tín hiệu tốt. Chúng tôi muốn thương mại công bằng, nhân quyền và các chương bền vững phải được tuân thủ trong các bản thỏa thuận đó.

– Nhưng vẫn có những trở ngại lớn – đó là tình huống về nhân quyền. Tôn trọng nhân quyền là giá trị cốt lõi của EU và nó là dòng chảy liên tục trong tất cả các mối quan hệ thương mại của chúng tôi.

– Tự do tôn giáo không được tôn trọng, ví dụ như Sư Thầy Thích Quảng Độ 90 tuổi vẫn bị giam lỏng.

– Tình hình của Việt Nam rất là quan ngại. Riêng tháng này, Luật An Ninh Mạng đi vào hiệu lực đưa ra những quy định khiến giới hạn hơn nữa quyền tự do phát biểu. RFA hãng thông tin độc lập đưa tin về việc thu hồi đất quy mô lớn diễn ra ở TP. HCM. Và vẫn có hơn 100 tù nhân chính trị còn trong tù hay bị giam lỏng khi họ thực quyền căn bản của mình.

– Trong suốt buổi tranh luận, chúng tôi đã yêu cầu Việt Nam cải thiện nhưng không có phản hồi thích đáng. Ủy Viên Malmstrom đang hết sức thuyết phục Việt Nam tham gia và đi đúng hướng.

– Hiện thời, Hội Đồng Liên Minh Âu Châu đã hoãn lại sự phê chuẩn bản hiệp định thương mại EU-VN, đáng lẽ diễn ra vào tháng tới, cho rằng với lý do kỹ thuật. Nhưng chúng tôi đã tự hỏi mình: Việc trì hoãn này có thể xảy ra không nếu phía Việt Nam đã thúc đẩy cải thiện vấn đề nhân quyền?

– Sự trì hoãn này mở ra cơ hội xem xét tình hình một cách nghiêm túc và đạt được nền tảng nhằm đạt được sự đồng thuận rộng rãi đối với bản hiệp định ở Nghị Viện Châu Âu.

– Nếu mọi thứ còn tồn đọng không được thay đổi thì khó mà đạt được sự phê chuẩn hiệp định trong nhiệm kỳ Quốc Hội EU kế tiếp.

(Bản dịch của Ann Đỗ)

Ngay trước mắt khi EVFTA còn phải chờ đợi Nghị Viện châu Âu bỏ phiếu có thông qua hay không vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020, còn EVIPA thì phải lâu hơn thế bởi phải chờ đợi sự đồng thuận của Quốc Hội 28 quốc gia trong khối EU, chính quyền Việt Nam chưa thể có được ‘dư địa’ để tha hồ bắt bớ và xử án nặng nề giới bất đồng chính kiến. Thay vào đó, chính quyền này đang phải tìm cách đối phó với những đòi hỏi của Nghị Viện Châu Âu như trả tự do cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là những người được nêu tên trong tuyên bố của 32 nghị sĩ Quốc Hội Châu Âu vào ngày 17 tháng Chín, 2018.

Nếu không chịu cải thiện nhân quyền một cách thực tâm, thực chất và mang tính chứng minh được, sẽ chẳng có EVFTA nào tự động chui vào dạ dày của những kẻ chỉ biết ăn và đàn áp nhân dân.

Thường Sơn

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12 hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Trung ương 12: Đại hội XIV của Tô Lâm đã khởi động

Sau Hội nghị Trung ương 12, đảng CSVN không còn là trung tâm quyền lực tập thể mà đã chuyển sang mô hình đơn cực duy nhất, nơi chính sách được hoạch định bởi ý chí của một cá nhân.

Giai đoạn tới có thể là chương đầu tiên của kỷ nguyên mới, nhưng kỷ nguyên mới ấy thuộc về ai, vì ai, và kéo dài bao lâu, đó vẫn là dấu hỏi lớn. Lịch sử, như ta đã biết, không phải là thứ có thể lập trình sẵn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 08/05/2025. Ảnh: Evgenia Novozhenina/ POOL/ AFP

Trung Quốc: Tập Cận Bình chuẩn bị ‘nghỉ hưu’?

Sắp có một “thay đổi lớn” trên chính trường Trung Quốc? Theo truyền thông ở Bắc Kinh, trong cuộc họp hôm 30/06/2025 Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản nước này không còn nhắc đến “Tư tưởng Tập Cận Bình,” hay vai trò “Hạt nhân” của lãnh đạo tối cao mà đã “xem xét” các quy định hoạt động của đảng. Pierre Antoine Donnet trên mạng Asialyst chờ đợi ông Tập chuẩn bị “rút lui khỏi chính trường.” Nhưng sự rút lui đó phải chăng là vỏ bọc bề ngoài?

Tân Thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko tham dự phiên họp Quốc hội Ukraine tại Kyiv ngày 17/7/2025. Ảnh: Andrii Nesterenko/ AFP via Getty Images

Cải tổ nội các Ukraine: Ba mục tiêu chính của Tổng thống Zelensky

Lần đầu tiên kể từ khi Nga phát động chiến tranh tháng 2/2022, Ukraine tiến thành cải tổ nội các quy mô lớn. Chính phủ mới do một phụ nữ điều hành và một nhà ngoại giao nữ được bổ nhiệm làm đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ. Chủ đích chính của lần cải tổ nội các này là củng cố mối quan hệ với Mỹ, đồng minh và là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Kyiv.

Tân Thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko tham dự phiên họp của Quốc hội Ukraine, Kyiv ngày 17/7/2025. Ảnh: Reuters/ Andrii Nesterenko

Chân dung tân nữ Thủ tướng Yulia Svyrydenko

Với hình ảnh một nhà kỹ trị năng động, tân Thủ tướng Yulia Svyrydenko đang được kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi tích cực cho Ukraine.

Bà được đánh giá là người dễ làm việc cùng, không câu nệ thủ tục, luôn lắng nghe ý kiến từ những người có kinh nghiệm, hỗ trợ thế hệ trẻ và có khả năng xử lý nhân sự khéo léo, đồng thời am hiểu sâu sắc về truyền thông.