Việt Nam/Đại dịch: Hàng vạn người tiếp tục rời các trung tâm kinh tế, về quê

Hàng ngàn người đi qua Bình Phước để về quê sau khi rời bỏ các trung tâm sản xuất lớn, tháng 10/2021.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hàng chục ngàn người rời khỏi các trung tâm kinh tế ở miền nam Việt Nam để về quê trong những ngày gần đây, khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng vào lúc con số lây nhiễm COVID-19 giảm nhiều, báo chí trong nước tường thuật.

Từ TP.HCM, chia sẻ nhận định với VOA, nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Khanh, một nhà bình luận, nói người dân không còn có thể chờ đợi những gói cứu trợ được chính quyền hứa hẹn nhưng không đến tay họ; trong khi đó, bà Ngô Thị Oanh Phương, một nhà hoạt động xã hội, cho rằng đã đến lúc phải đánh giá đúng hơn về giá trị của người lao động.

Các báo, đài trong đó có Tiền Phong, Thanh Niên, VOV, kenh14, v.v… trong ngày 4/10 và một vài ngày trước liên tục đưa tin cho hay hàng chục ngàn người đã và đang rời khỏi các trung tâm kinh tế gồm TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai, chủ yếu đi bằng xe máy, thậm chí có người đi xe đạp hoặc đi bộ.

Những người dân này đi về quê ở hàng chục tỉnh miền Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, miền Trung và miền Bắc, xa nhất là tỉnh Hà Giang.

Báo chí chính thống và nhiều người sử dụng mạng xã hội đăng nhiều bài và ảnh về những hoàn cảnh thương tâm là một số người phải xe đạp hoặc đi bộ hàng trăm kilomet để về quê, trong đó có cả phụ nữ có thai, có người đổ bệnh, bị biến chứng…

Cách đây ít ngày, báo chí và mạng xã hội cho hay dọc đường, hàng ngàn người phải tạm nghỉ hoặc chờ đợi vạ vật ven đường, màn trời chiếu đất, nhất là tại những ranh giới một số tỉnh, thành nơi nhà chức trách tìm cách ngăn cản việc người dân di chuyển với lý do phòng chống dịch.

Có một số video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy cảnh xô xát giữa những người dân với cảnh sát hoặc cảnh người dân thắp hương “tế sống” cảnh sát vì bị chặn đường.

Thông tin từ báo chí nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước hôm 4/10 nói rằng các tỉnh đang “hỗ trợ” người dân, đồng thời cũng nêu lên quan ngại rằng việc hàng chục ngàn người “tự ý,” “tự phát” về quê làm tăng nguy cơ dịch bệnh lây lan.

Người dân thắp hương, vái lạy cảnh sát giao thông khi bị chặn đường về quê ở TP.HCM, 1/10/2021
Người dân thắp hương, vái lạy cảnh sát giao thông khi bị chặn đường về quê ở TP.HCM, 1/10/2021

 

Theo quan sát của VOA, một số người ví von trên mạng rằng việc người dân đang “chạy dịch như chạy giặc” là hậu quả của chính sách “chống dịch như chống giặc,” ý nói về các biện pháp phong tỏa của chính quyền làm tắc nghẽn các hoạt động kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên, nhạc sĩ Tuấn Khanh, người thường xuyên bình luận về thế sự trên mạng xã hội, cho rằng việc người dân rời bỏ TP.HCM và các trung tâm sản xuất lân cận hiện nay không phải là “chạy dịch” mà là chạy khỏi những lời hứa không được thực hiện của chính quyền, sau khi đã “chung sức” với chính quyền phòng chống dịch trong một thời gian dài tới 3 tháng. Ông Khanh nói:

“Trong quá trình đó, họ đã mệt mỏi chờ đợi kết quả những lời hứa về việc hỗ trợ, giúp đỡ những người công nhân ở lại. Và người ta nhìn thấy chính quyền không đối xử đúng với người công nhân theo đúng tinh thần họ hứa.”

Dẫn lại thông tin về một số vụ người dân xuống đường đòi cứu trợ hoặc đòi minh bạch về cứu trợ, ông Tuấn Khanh nhận xét:

“Nó phải có lý do, nó cho thấy câu chuyện là cứu trợ không đến đủ với người dân. Rõ ràng chúng ta thấy nhà nước làm không đủ cho nên mới xảy ra chuyện đó.”

Là người thời gian qua thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, phong tỏa, bà Ngô Thị Oanh Phương cho VOA biết bà quan sát thấy các chính sách và chương trình hỗ trợ của chính quyền TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai “không được tổ chức khoa học, không tiếp cận với thực tế, bất cập, không mang lại sự an tâm cho người lao động.”

Theo cách hiểu của bà Phương, người lao động ngoại tỉnh ở TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai hiện nay rơi vào cảnh “nghèo đói và bất an,” vì vậy, họ lựa chọn là bỏ những nơi này để về quê, tuy rằng cũng nghèo đói nhưng không bất an khi có người thân, chòm xóm chung quanh.

Ở một khía cạnh khác, việc người lao động rời bỏ các trung tâm sản xuất cũng phát đi lời cảnh báo rằng chính quyền và doanh nghiệp đã đến lúc phải đánh giá cho đúng về giá trị của người lao động, bà Phương bình luận. Bà nói thêm:

“TP.HCM và những nơi cần những người lao động nên xem xét lại để thay đổi chính sách cho rõ ràng hơn, có chính sách tốt hơn, đảm bảo hơn cho người lao động, đây là thời điểm để thay đổi mức lương và chất lượng người lao động, các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, an sinh xã hội phải cải thiện. Lời hứa và hành động phải đảm bảo một cách rõ ràng.”

Lúc này, chính quyền trung ương cần phải đổ tiền về để cứu các trung tâm kinh tế gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…, bà Phương đề xuất.

Nguồn: VOA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Cựu TNLT Châu Văn Khảm cảm tạ đồng hương đã trong thời gian dài góp phần vận động áp lực quốc tế buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông trước thời hạn trong buổi gặp gỡ thân hữu cùng đồng hương vùng Little Sài Gòn, Nam California hôm 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County

Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu tại Orange County, Nam California hôm 11/5/2024.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.