Việt Nam đang trở thành bãi rác của thế giới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trung Quốc đã nói không với nhập khẩu rác thải. Trong khi đó tại Việt Nam, với sự tiếp tay của các quan chức CSVN táng tận lương tâm, trở thành nơi chứa rác thải từ khắp nơi trên thế giới đổ vào ngày trở nên nghiêm trọng.

Tại buổi họp báo về công tác quản lý phế liệu nhập khẩu ngày 30 tháng Bảy vừa qua, ông Âu Anh Tuấn, quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, sau khi Trung Quốc thực hiện chính sách cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu, ngay lập tức các doanh nghiệp ở Việt Nam ồ ạt nhập khẩu các loại rác này về làm nguyên liệu sản xuất. Cụ thể, trong nửa đầu năm 2018, cả nước đã nhập khoảng 4 triệu tấn với tổng giá trị nhập khẩu phế liệu là 1,2 tỷ USD, nghĩa là mỗi tháng người Việt bỏ ra 200 triệu USD để nhập phế liệu.

Phải kể đến những mặt hàng được kiểm soát nghiêm ngặt bởi công ước Basel, như là ắc quy chì, túi nilon, sợi hóa học thu gom từ các bãi rác, ô nhiễm và mùi hôi thối nồng nặc vẫn cứ nườm nượp được cung cấp cho những làng nghề “mổ” ôtô, ắc quy, thiết bị điện tử… ở miền Bắc. Nguy hiểm nhất là các loại sắt thép từ máy móc cũ thuộc các công trình, nhà máy hóa chất được thải loại nhập khẩu tràn lan về Việt Nam chưa qua xử lý.

Ngoài rác thải sinh hoạt, hiện nay Việt Nam còn phải đối mặt với bài toán rác công nghệ qua mỹ từ “chuyển giao công nghệ” từ Trung Quốc. Điển hình nhất là các nhà máy xi măng và nhiệt điện than được xây dựng bởi Trung Quốc như: Trung tâm nhiệt điện Long An, nhà máy nhiệt điện Quảng trạch 1, 2, BOT nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2, dự án BOT nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, theo thống kê của các chuyên gia môi trường, hoạt động nhập khẩu phế liệu, rác thải nguy hại bằng nhiều con đường khác nhau đang từng ngày từng giờ tuồn về Việt Nam ngày càng tinh vi. Vì lòng tham, vì lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã nhập khẩu hàng ngàn container rác phế liệu gây ô nhiễm môi trường vào các cảng ở Việt Nam như Cảng Sài Gòn, Cảng Hải Phòng, Quảng Ninh… Trong khi có không dưới 4 Bộ quản lý nguồn rác nhập khẩu. Liệu có chuyện “con voi chui lọt lỗ kim” hay đây chính xác là sự cấu kết với quan chức CSVN tham nhũng và các doanh nghiệp trong nước, biến các cảng biển của Việt Nam thành bãi đáp rác thải?

Nhập khẩu phế liệu tác động rất xấu đến môi trường. Nó có thể mang lại sự sung túc cho số ít cá nhân, nhưng từ đó cũng xuất hiện những ngôi làng ung thư, khối căn bệnh lạ khiến y học bó tay. Cho đến hiện nay, nhiều nước đã nói không với nhập khẩu phế liệu.

Theo các chuyên gia, Việt Nam không đủ năng lực công nghệ để xử lý chất thải. Đồng thời, việc tái chế phế liệu của Việt Nam chưa có sự tham gia của ngành công nghiệp phụ trợ, mà chủ yếu được thực hiện bởi những cơ sở nhỏ lẻ, công nghệ xử lý lạc hậu. Nên Việt Nam cần phải nói không với nhập khẩu chất thải, vì nếu không được xử lý một cách khoa học, sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tại Việt Nam, nguy cơ về môi trường đang trở thành mối lo thường trực. Nó không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức khỏe người dân, mà sẽ là nguồn cơn cho bất mãn xã hội. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do vấn đề quản lý của chính quyền lỏng lẽo, thậm chí là tiếp tay cho nhiều doanh nghiệp có những hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì vậy cần phải xem xét nghiêm túc của các bên liên quan, cụ thể là trách nhiệm của Bộ Công thương trong việc cho phép nhập khẩu các container rác thải này.

Đặc biệt, nguyên nhân quan trọng hơn đó là sự hám lợi của nhiều quan chức nhận tiền làm ngơ cho doanh nghiệp nhập rác về Việt Nam. Việc này cần phải được làm rõ và xử lý nghiêm, tránh tình trạng lợi ích lọt túi một số nhóm người, còn người dân phải gánh chịu hàng nghìn thứ bệnh và còng lưng bỏ tiền khắc phục hậu quả.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.