Các nguy cơ gắn liền với đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tóm tắt: Có hai hệ lụy hay rủi ro lớn khi chấp nhận đầu tư Trung Quốc: sập bẫy nợ Trung Quốc và bị de dọa về chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng. Mức độ trầm trọng của hai hệ lụy này tăng theo số tiền vay Trung Quốc. Theo các số liệu mới nhất (8/2018) từ hai viện nghiên cứu/cố vấn chính sách có trụ sở tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, tổng trị giá các đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam khi chỉ kể các dự án có trị giá trên 100 triệu USD là 24,4 tỷ trong thời khoản 2005-2018. Nếu tính thêm các dự án đầu tư dưới 100 triệu USD, tổng trị giá đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam có thể ước tính giản đơn thấp là 36 tỷ USD và cao là 72 tỷ USD.

Vì vốn đầu tư Trung Quốc đi vào Việt Nam như là tiền Trung Quốc cho vay, vì Trung Quốc cho vay để thúc đẩy thực hiện các mục tiêu địa chính trị, quốc phòng và chiến lược quân sự của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, vì tỷ lệ công nợ/GDP của Việt Nam cao, vì tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam thấp, xác suất Việt Nam đã hay đang sập bẫy nợ Trung Quốc sẽ rất cao.

Ngoài ra, chủ quyền quốc gia cũng như an ninh quốc phòng của Việt Nam sẽ bị đe dọa bởi các cảng thiết kế dọc theo bờ biển Đông và vịnh Thái Lan và các nhà máy thiết kế tại Tây Nguyên khi các cảng và nhà máy này dùng vốn vay từ Trung Quốc, vì Trung Quốc có thể dùng các cơ sở này để làm bàn đạp hay nơi đổ quân vào Việt Nam. Nguy cơ này sẽ rất cao trong trường hợp tranh chấp Việt-Trung Quốc nâng cấp từ lạnh thành nóng, hay khi Trung Quốc muốn củng cố lực lượng và hậu cần bằng cách chiếm đóng Việt Nam một khi tranh chấp lạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trở thành nóng.

***

Việt Nam nay là một những nước được chính sách thực dân mới hậu hiện đại của Trung Quốc chiếu cố đến nhiều nhất vì vị trí địa dư và các quan hệ lịch sử đã kéo dài hàng ngàn năm. Mục tiêu của bài viết này – được rút ra, hiệu đính và cập nhật từ một bài viết trước dài hơn (1) – là xem xét các số liệu hiện có về đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam để (a) xác định tầm vóc đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam và (b) từ đó nhận diện các thách đố gắn liền với đầu tư Trung Quốc. Bài viết sẽ tuần tự:

– Xem lại các số liệu chính thức từ các định chế quốc tế như Ngân hàng Thế Giới và tổ chức ASEAN,

– Phân tích các số liệu từ American Enterprise Institute (Viện Doanh Nghiệp Hoa Kỳ, AEI) và American Heritage Foundation (Cơ sở Di sản Hoa Kỳ, AHF), để từ đó

– Nhận diện các thách đố xuất phát từ đầu tư Trung Quốc trong đó có (a) nguy cơ sập bẫy nợ Trung Quốc và (b) nguy cơ về mặt chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng xuất phát từ các cảng thường và cảng nhiệt điện vì chúng có thể phục vụ các nhu cầu địa chính trị, quốc phòng và chiến lược quân sự của Trung Quốc bên bờ Biển Đông và Vịnh Thái Lan.

Vì đầu tư nước ngoài của Trung Quốc nay gắn liền với đề án Một Vòng Đai Một Con Đường (VĐCĐ) của Trung Quốc, bài viết cũng sẽ trình bày một số điểm chính có liên hệ của đề án này.

Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam theo các định chế tài chính quốc tế

Tổng trị giá đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) từ tất cả các nước ngoài vào Việt Nam không nhỏ. Ngân hàng Thế giới (World Bank, WB) ước lượng tổng cộng là 129 tỷ USD từ 1970 đến 2017, như xem được trong hình “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (1970-2017) (2).

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam (1970-2017). Nguồn WB
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam (1970-2017). Nguồn WB

 

Số liệu của Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) cho con số tổng cộng là 56,6 tỷ USD trong thời khoản 2013-2017. Tổng số này cũng giống như tổng số trong cùng thời khoản 2013-2017 khi dùng số liệu từ WB Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 2013-2017” (3).

Khi xem xét các số liệu từ WB/ASEAN, có một sự kiện nổi bật lên: đó là tính khiêm tốn của đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam. Các đầu tư này đi từ thấp nhất là 1,44% vào năm 2010 đến cao nhất là 10,65% vào năm 2013. Trong 8 năm từ 2010 đến 2017, trị giá tổng cộng của các đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam là 4,047 tỷ USD, và chỉ là 5% của tất cả vốn đầu tư trực tiếp của tất cả các nước ngoài vào Việt Nam là 80,487 tỷ USD.

Con số 4,047 tỷ USD trên là một số liệu xem ra tự nó khó tin vì có vẻ không tương xứng với ảnh hưởng kinh tế và nhất là chính trị của Trung Quốc tại Việt Nam. Sự kiện này đã đòi hỏi phải xét lại các số liệu trên của WB/ASEAN.

Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam theo số liệu từ AEI và AHF

Việc dò xét lại các số liệu kể trên đã được Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (American Enterprise Institute, AEI) và Cơ sở Di sản Hoa Kỳ (American Heritage Foundation, AHF) làm bắt đầu từ năm 2005. AEI và AHF là hai định chế nghiên cứu về các chính sách và sách lược kinh tế và chính trị có khuynh hướng bảo thủ danh tiếng tại thủ đô Hoa Kỳ. Khác với WB và ASEAN đã thu thập, phán đoán và tổng hợp số liệu từ các cơ quan thống kê chính thức của các nhà nước hay định chế kinh tế quốc tế liên hệ để báo cáo về đầu tư trực tiếp nước ngoài, AEI và AHF dùng các nguồn cấp thấp và cơ bản hơn như các bản tin kinh tế của các thông tấn xã, các báo cáo thường niên của các doanh nghiệp Trung Quốc hay các doanh nghiệp có làm ăn với Trung Quốc để thu thập tin tức và số liệu của tất cả các dự án đầu tư và các dự án xây dựng trên thế giới có vốn Trung Quốc trên 100 triệu USD. (Thay vì dùng danh từ dự án như bài viết này đã chọn, AEI/AHF dùng “giao dịch”, tiếng Anh là “transaction” để gọi các dự án đầu tư).

Từ các nguồn này, AEI và AHF liệt kê đích danh các doanh nghiệp Trung Quốc đã bỏ vốn và các công ty hợp tác (nếu biết được) tại một cơ sở dữ liệu mạng gọi là Dụng cụ Theo dõi Đầu tư Trung Quốc trên toàn Thế giới (China Global Investment Tracker, CGIT).

Các số liệu trình bày trong CGIT là: Năm, Tháng, Tên Doanh Nghiệp Trung Quốc Đã Đầu Tư, Trị giá Đầu Tư (Triệu USD), Phần hùn (%), Tên Đối Tác Trong Nước, Ngành, Ngành Phụ, Quốc Gia, Khu Vực, Đầu Tư Đồng Xanh (Tiếng Anh là greenfield, tức là được nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng cơ sở kinh doanh từ gốc đến ngọn, Có/Không), Đầu Tư Thuộc VĐCĐ (Có/Không). CGTI có bốn bảng số liệu: Bảng 1 dành cho các dự án đầu tư, Bảng 2 cho các dự án xây dựng, Bảng 3 cho các dự án đang gặp khó khăn, và Bảng 4 là tổng hợp Bảng 1 và Bảng 2.

Cho đến trung tuần tháng Tám 2018, CGIT đã liệt kê trên 2908 dự án (1406 dự án đầu tư và 1502 dự án xây dựng) của Trung Quốc trên toàn thế giới (Lưu ý: các con số này có thể thay đổi khi bài viết này đến với bạn đọc, vì số liệu trên CGIT được cập nhật từng ngày). Các dự án này có trị giá tổng cộng là 1.870.590 triệu USD, trong đó 109.350 triệu USD thuộc về các dự án đầu tư và 780.240 triệu USD thuộc về các dự án xây cất.

Để có số liệu về đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam, ta chỉ cần tải xuống toàn bộ CGIT dưới dạng Microsoft Excel và chỉ chọn các số liệu có “Quốc gia” là Việt Nam. Khi xem xét các dự án Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam như trên, số liệu của AEI/AHF cho thấy Trung Quốc có 45 dự án trị giá trên 100 triệu USD với giá trị tổng cộng trên 24 tỷ USD trong thời khoản 2005-2018. Trị giá tổng cộng này phải xem là một ước tính thấp, vì chưa kể đến tất cả các dự án dưới 100 triệu USD.

Nếu lấy thời khoản 2010-2017, theo AEI/AHF các con số tương đương là 31 dự án có trị giá tổng cộng là 18,250 tỷ USD. So với con số này, con số 4,04 tỷ USD cho đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam do WB/ASEAN đưa ra cho cùng thời khoản 2010-2017 chỉ bằng 22%, tức là quá thấp. Vì tính khả tín của các số liệu của AEI/AHF rất cao, việc dùng số liệu của AEI/AHF khi phân tích đầu tư của Trung Quốc đúng hơn. Vì số liệu của AEI/AHF là một ước tính thấp, các đánh giá dựa trên các số thấp này, nếu xấu, thật sự sẽ xấu hơn (4).

Các Dự án đầu tư vào Việt Nam trị giá trên 100 triệu USD của Trung Quốc (2005-2018)

Khi phân tích các số liệu của AEI/AHF, các dự án có vốn Trung Quốc và thực hiện tại Việt Nam có thể phân loại như trình bày trong bảng “Phân Loại Theo Ngành Các Dự Án Đầu Tư Trên 100 Triệu USD Của Trung Quốc Vào Việt Nam (2005-2018)” như sau. Trong bảng này, trên 56% số dự án chiếm 47% các kinh phí đầu tư thuộc về ngành năng lượng, tức là nhiệt điện và thủy điện trong trường hợp này. Có 16 dự án nằm trong khuôn khổ đề án VĐCĐ. Tổng trị giá của 16 dự án VĐCĐ là 6,7 tỷ USD.

Số liệu từ AEI và AHF còn cho biết là trong 45 dự án trên, có 7 dự án trị giá tổng cộng là 3,4 tỷ USD đang gặp khó khăn. Bảng “Dự Án Đang Gặp Khó Khăn” sau trình bày các số liệu liên hệ.

Trong các dự án đang gặp khó khăn trên, có hai dự án kim loại có thể nhận diện được: Bauxite Tây Nguyên và nhà máy sắt thép Formosa tại Hà Tĩnh. Bảng sau, “Danh Sách Các Dự Án Đầu Tư Trung Quốc Lớn Hơn 100 Triệu USD (2006-2018)” liệt kê tất cả 45 dự án đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam.

Vì số liệu từ AEI/AHF không nói rõ các dự án trên đã/đang/sẽ thực hiện ở đâu, việc xác định danh tánh và địa điểm thi công của các dự án này tương đối không dễ. Trong số 45 dự án trên có 7 dự án chưa xác định được danh tính và địa điểm thi công. Bản đồ sau, “Vị Trí Đa Số (36/45) Các Dự Án Có Vốn Đầu Tư Trung QuốcTrị Giá Trên 100 Triệu USD Tại Việt Nam (2006-2018)” trình bày vị trí biết được của 36 trong số 45 dự án này.

Như thấy được trên bản đồ này, đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam hiện diện cùng khắp từ các vùng biên giới phía tây và tây bắc đến các bờ biển phía đông và phía nam. Sự hiện diện cùng khắp này chính là thực trạng Việt Nam trong vòng vây thực dân mới hậu hiện đại của Trung Quốc.

(Xem tiếp Trang 2:  Các thách đố gắn liền với đầu tư Trung Quốc)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”