Tự do không miễn phí bao giờ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng ngày 12 tháng Sáu, cuộc biểu tình chống lại Dự Luật Dẫn Độ cái gọi là những nghi phạm hình sự về Hoa Lục đã bùng nổ với hơn 1 triệu người tham gia – bằng 1/7 dân số  Hong Kong – đã thu hút sự quan tâm của thế giới. Dự Luật Dẫn Độ về Trung Cộng đang làm nhiều người lo ngại sẽ khiến Hong Kong chịu ảnh hưởng từ luật pháp của Trung Cộng và cư dân Hong Kong có thể trở thành nạn nhân của các hành động vi phạm nhân quyền.

Người biểu tình đã tràn xuống những con đường dẫn đến tòa nhà lập pháp để biểu tình yêu cầu các nghị sĩ rút lại Dự Luật Dẫn Độ người Hong Kong phạm tội sang Trung Quốc  xét xử. Người biểu tình tố cáo luật này sẽ cho phép Bắc Kinh trả thù những nhà bất đồng ý kiến chống Trung Quốc và phá hoại phong trào bảo vệ tự do cho Hong Kong.

Những người tham gia biểu tình đến từ nhiều thành phần khác nhau từ học sinh, công nhân, luật sư tới các doanh nhân. Nhiều doanh nghiệp và công nhân cũng đã thông báo họ sẽ đình công. Để đối phó với đoàn biểu tình, Hong Kong phải huy động đến 5.000 ngàn cảnh sát. Cảnh sát đã xử dụng hơi cay để mong đẩy lui đoàn biểu tình nhưng không hiệu quả, nhờ những người biểu tình đã tự trang bị khẩu trang, kính đeo mắt và mũ bảo hiểm.

Trước sức mạnh áp đảo của cuộc biểu tình, chính quyền Hong Kong đã phải tuyên bố hoãn cuộc thảo luận Dự Luật và sau đó đình chỉ thảo luận vô hạn định.

Kịch bản này giống y như kịch bản chống Luật Đặc Khu đã diễn ra ở Việt Nam hồi tháng Sáu năm 2018.

Vì sao người Hong Kong tham gia biểu tình đông như vậy và Dự Luật Dẫn Độ nói gì là một câu chuyện rất thú vị. Nó còn là một bài học đáng suy ngẫm cho chính người Việt Nam chúng ta trước những vấn đề xã hội.

Tờ Hoa Nam Buổi Sáng (South China Morning Post, Hong Kong) đã thực hiện phỏng vấn nhiều người tham gia biểu tình, cũng như các chuyên gia chính trị và đi tới câu trả lời rằng: “Đó là vì bảo vệ tự do và đó là DNA của họ”.

Nhiều người biểu tình nói với tờ Hoa Nam Buổi Sáng rằng họ không lạc quan về việc Dự Luật Dẫn Độ sẽ bị đình chỉ. Tuy nhiên, họ không sẵn sàng từ bỏ hy vọng mà không đấu tranh. Họ thể hiện là những người Hong Kong luôn muốn thực hành tự do và xuống phố để gửi tới các nhà chức trách thông điệp của họ.

Tinh thần của người dân Hong Kong đáng được ngưỡng mộ! Hình thức đóng cửa các nhà hàng, siêu thị, lớp học… để cùng xuống đường biểu tình đồng hành cùng với triệu người dân khác đã phản ảnh được tinh thần yêu tự do, dân chủ mà người dân Hong Kong đã thấm nhuần trong dòng máu của họ từ bấy lâu nay.

Tinh thần này đã được biểu hiện bằng hành động mấy ngày qua, cuộc xuống đường với sự tham dự cả triệu người và đang được lan tỏa ở những giới khác, đặc biệt là giới doanh nhân.

Điểm đặc biệt được ghi nhận là các nhân sự lãnh đạo của các đảng phái đang kêu gọi các nhóm và người dân Hong Kong cùng phối hợp, liên minh, đoàn kết trên một trận tuyến chung để áp lực nhà cầm quyền Hong Kong hủy bỏ Dự Luật Dẫn Độ.

Hơn 1 triệu người xuống đường lần này, và nhiều lần khác cho thấy khát vọng tự do và đấu tranh tự do của những con người thực sự.

Người Hong Kong tham gia biểu tình đông vì Dự Luật Dẫn Độ, đã là điều mà người Việt Nam chúng ta phải suy gẫm về tinh thần trách nhiệm cho chính người Việt Nam trước những vấn đề xã hội đang xảy ra ngay trên đất nước mình.

Trước các vấn đề xã hội, thì tinh thần của người dân ở bất cứ nơi nào cũng có các cuộc xuống đường để đòi hỏi quyền lợi, như hiện tại ở Việt Nam cũng có các cuộc xuống đường nhưng con số xuống đường còn ít.

Ở một góc độ nào đó, một bộ phận không nhỏ người Việt Nam cơ bản giống người Hong Kong, bởi họ luôn cảnh giác trước đe dọa về mất chủ quyền, lãnh thổ, và quyền con người.

Ngày 10 tháng Sáu, 2018, hàng chục ngàn người dân tại nhiều tỉnh thành trên khắp đất nước Việt Nam đã xuống đường biểu tình phản đối Dự Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng. Nhà cầm quyền đã đàn áp và bắt giữ hàng trăm người biểu tình. Rất nhiều người biểu tình đã bị đánh đập dã man. Có ít nhất 127 người tham gia biểu tình đã bị kết án tù với các tội như gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, v.v.

Cái giá người Việt Nam phải trả khi dấn thân xuống đường tàn khốc gấp trăm lần, bị án tù nặng, đánh đập thẳng tay, bị họ hàng xa lánh, nhục mạ, đuổi khỏi nơi cư trú, đuổi việc, dập đường sinh kế…, và không được xét xử theo luật như Hong Kong.

Nhiều năm qua, điểm nhấn của phong trào đấu tranh dân chủ tại Hong Kong là giới trẻ. Họ là thế hệ có ít liên quan đến bản sắc văn hóa của Trung Hoa đại lục hơn so với thế hệ lớn tuổi của mình.

Đây là những thanh niên có học vấn cao, được tiếp cận đầy đủ thông tin. Chính vì vậy họ biết rất rõ về bản chất của chế độ độc tài tham nhũng, thối nát, thiếu tinh thần thượng tôn pháp luật, bị kiểm soát bởi Đảng Cộng Sản.

Họ đấu tranh cho dân chủ và cảnh giác sâu sắc với Bắc Kinh. Giới trẻ này còn căm ghét sự xâm nhập của sức mạnh kinh tế từ đại lục. Bởi sự xâm nhập này đẩy giá bất động sản lên rất cao, lấy đi các cơ hội giáo dục, phúc lợi chăm sóc sức khỏe của người dân địa phương.

Sinh ra trong điều kiện kinh tế tốt, nhưng họ không ngại sẵn sàng nằm lề đường, trong những khu lều bạt để bám trụ dài ngày nhằm đòi hỏi quyền lợi chính đáng. Họ có một thái độ dứt khoát về nỗ lực “thoát Trung”. Mong rằng những giá trị tinh thần này sẽ sớm đến với giới trẻ Việt Nam.

Vì 2 chữ TỰ DO, vì không muốn sống trong xiềng xích của Trung Quốc, người dân Hong Kong sẵn sàng đánh đổi bằng xương máu và cả tính mạng. TỰ DO không miễn phí bao giờ. Đó là một trong những thông điệp mà người Hong Kong đang gửi cho cả thế giới.

Diễm Quỳnh

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”