Sau 45 năm ‘giải phóng’ Miền Nam

Xe tăng quân Miền Bắc cổng Dinh Độc Lập hôm 30/4/1975.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bài viết thể hiện tâm tình của một phụ nữ sinh sau năm 1975 và đang sống tại Việt Nam.

Mỗi năm đến ngày 30 tháng Tư, hầu hết các đài Tivi và báo chí nhà sản, người ta liên tục nói về ngày này và gọi đó là ngày “giải phóng” và “chiến thắng”. Đã hơn 45 năm trôi qua, hai chữ “giải phóng” và “chiến thắng” dường như vô nghĩa khi mà vết thương của cuộc chiến tương tàn trước năm 1975 vẫn không thể hàn gắn vì những cao ngạo này.

Câu hỏi đặt ra là ai đã chiến thắng và thắng ai? Hơn 444.000 thanh niên miền Bắc và 282.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng. Hơn 2 triệu dân thường chết trong bom đạn. Hơn 1 triệu quân cán chính Miền Nam bị đi tù cải tạo trong số này có 165.000 người chết một cách tức tưởi trong các trại cải tạo khổ sai ở Miền Bắc. Điều oái ăm thay, trong ngày “giải phóng” đó, đã có hơn 200.000 người trốn chạy ra hải ngoại và rồi liên tiếp những năm sau đó có đến 3 triệu người khác vượt biên, vượt biển tìm tự do.

Họ là ai bên phe nào thì cũng chung dòng máu, cũng là máu đỏ da vàng, cùng là người Việt Nam. Vậy tại sao kẻ chiến thắng lại hả hê trên xác người?

Giải phóng bao hàm sự bao dung đối với bên thua cuộc. Nhưng thay cho chính sách hòa giải dân tộc là các trại cải tạo mọc lên như nấm sau cơn mưa, để cầm tù những quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa, những người đang ở vào lứa tuổi sung mãn nhất của con người, thay vì được huy động để góp phần xây dựng đất nước thì lại đem họ giam giữ trong cực hình để hủy hoại tiềm năng vươn lên của đất nước. Rõ ràng là những người thắng cuộc đã mang hận thù và chia rẽ đến giữa lòng dân tộc thì giải phóng ai và vì cái gì?

45 năm sau biến cố “giải phóng”, xã hội ngày càng trở nên vô đạo đức nghiêm trọng, vậy phải chăng con người đã bị giải phóng khỏi đức hạnh và văn minh để quay trở về thời kỳ hoang dã?

Tất nhiên, lịch sử không có chữ nếu, nhưng giá mà không có cái gọi là ngày “giải phóng” 30 tháng Tư của 45 năm về trước, hẳn đất nước không trì trệ và lạc hậu như ngày nay, mà thay vào đó người Việt ở các giai tầng xã hội khác nhau đã cùng nắm tay đưa con thuyền Tổ quốc đến bến bờ mới của nền thịnh trị và xã hội thịnh vượng từ lâu.

Sau ngày 30 tháng Tư, “bên thắng cuộc” đã làm gì ở miền Nam? “Đánh tư sản” để cướp tài sản; “Lập vùng kinh tế mới” để lùa dân thành thị về nông thôn lao động khổ sai; “Ngăn sông cấm chợ” để triệt đường buôn bán; “Chống văn hoá đồi truỵ” để xoá sổ các thành tựu văn hoá giáo dục; “Chủ nghĩa lý lịch” để kìm hãm ý chí tiến thân; “Quản lý hộ khẩu” để giam chân…

Ngay lúc cánh cửa Dinh Độc Lập bị xe tăng phá sập, thì hàng ngàn cánh cửa khác đã được dựng lên để bỏ tù, tra tấn và huỷ hoại cho đến chết hàng triệu người con ưu tú của nước Việt trong những “Trại Cải Tạo” chỉ vì cái tội họ dám theo đuổi một ý thức hệ chính trị khác với những anh em Miền Bắc. Vết nội thương này vẫn còn đau âm ỉ đến tận bây giờ.

Nếu không có biến cố kinh hoàng đó, con dân Việt đâu phải đã bôn ba đi tìm mùa xuân nơi xứ người. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu…”? Nói đúng ra, Dinh Độc Lập năm xưa đâu chỉ là hình ảnh tượng trưng cho chế độ Việt Nam Cộng Hoà được xướng danh trong Liên Hiệp Quốc, nó còn là biểu tượng của một nền dân chủ, tự do, khai phóng, và văn minh đang manh nha ở Miền Nam. Những người chiến thắng đã cho phá sập cánh cửa Dinh Độc Lập nhằm nói lên uy quyền của kẻ “giải phóng,” nhưng thực tế nó chẳng khác nào là hình ảnh bức tử không gian văn hóa quý báu này. Quả thật, “30 tháng Tư 75, nền văn minh đã thua chế độ man rợ.”

Thật vậy, tuy đại đa số thất vọng trước sự sụp đổ của chính thể Miền Nam, nhưng nhìn về phía trước, ai ai cũng thầm mong ước đất nước thịnh vượng, xã hội tiến bộ để mọi người ở Miền Nam lẫn Miền Bắc có một cuộc sống mới sau nhiều năm chinh chiến. Nhưng nhìn lại 45 năm qua, rõ ràng là các chính sách cai trị của “người chiến thắng” hoàn toàn là để phục vụ cho sự duy trì quyền lực đảng cộng sản độc tài hơn là hạnh phúc toàn dân.

Giá xăng tăng, giá điện tăng, học phí tăng, viện phí tăng, tỷ lệ người xếp hàng xin visa nước ngoài tăng, tỷ lệ đảng viên cộng sản “bỏ của chạy lấy người” tăng…

Chùa chiền tăng, tỷ lệ mê tín dị đoan tăng, tỷ lệ hiếp dâm trẻ em tăng, tỷ lệ học sinh đánh nhau tăng, tỷ lệ trộm cắp giết người tăng, tỷ lệ bạo hành gia đình tăng, tỷ lệ tai nạn giao thông tăng, tỷ lệ ung thư tăng , tỷ lệ nữ vị thành niên phá thai tăng…

Chưa kể tỷ lệ viên chức phát biểu nhảm nhí tăng, tỷ lệ cướp đất tăng, tỷ lệ phá rừng tăng, tỷ lệ phá biển tăng… Có những thứ “tăng” kỳ lạ nữa: Tỷ lệ bỉ ổi tăng, tỷ lệ trơ trẽn tăng, tỷ lệ mặt dày tăng, tỷ lệ bất lương tăng, tỷ lệ ngụy quân tử tăng…

Còn nữa, tình trạng báo chí bị bịt miệng tăng, tỷ lệ tù nhân lương tâm tăng, tỷ lệ người chết trong đồn công an tăng… Chưa hết, tỷ lệ “mất gốc trên chính quê hương” cũng tăng!

45 năm trước, chiếc xe tăng của “phe chiến thắng” ủi sập cổng Dinh Độc Lập – chỉ là cái bánh xích sắt rỉ sét với sự huỷ diệt thô lỗ; nhưng nó không là biểu tượng của trí tuệ và nhân bản. Nó – không đem lại trí tuệ. Nó – không phải hình ảnh đại diện của sự “giải phóng” mà là biểu tượng của sự cướp phá và hủy diệt. Chỉ có sự biến mất vĩnh viễn của nó mới đem lại mùa xuân mới trên đất nước này.

Thật vậy, chỉ khi nào đảng cướp bị thay thế bởi sự vùng dậy của toàn dân yêu chuộng công lý và hòa bình thì Việt Nam mới có những chuyển đổi tốt đẹp trong tự do, dân chủ và phú cường.

Quỳnh Hương

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.