Đấu tranh bất bạo động và… sự sợ hãi

Quang cảnh người dân Tây Yên, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh biểu tình phản đối việc dùng hàng chục ngàn tấn chất thải độc hại của Formosa để san lấp mặt bằng nơi khu vực đông dân cư hôm 8/2/2020. Ảnh: FB Thanh Niên Công Giáo
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sợ hay sợ hãi là cảm xúc bẩm sinh của con người. Làm gì với nỗi sợ là vấn đề riêng của từng người trong chúng ta. Có người vì sợ đã trở nên bất động mất tất cả phản ứng; trong khi có người tuy sợ nhưng vẫn vẫy vùng, làm một cái gì đó.

Trong đấu tranh dù là bằng vũ lực hay bất bạo động, con người luôn luôn có nỗi sợ ẩn chứa bên trong. Và, như đã đề cập bên trên, nỗi sợ đã khiến cho vô số người không dám làm điều mình muốn làm nữa.

Vậy phải làm thế nào hầu có thể chuyển từ trạng thái “không dám làm” sang “dám làm?”

Phải chăng chúng ta phải huấn luyện để người ta không sợ nữa?

Thưa không! Đó chỉ là một ảo tưởng! Không ai, không tổ chức, không lực lượng hay đoàn thể nào có thể giúp bất cứ ai mất đi sự sợ hãi nếu sự hiểm nguy vẫn còn hiện hữu.

Để những thành viên cùng đông đảo đồng bào mạnh dạn tham gia vào những việc làm mà họ vẫn tin là nguy hiểm thì chỉ có một cách duy nhất là chứng minh cho họ thấy việc tham gia không mang lại hiểm nguy như họ vẫn tưởng.

Và đó là sự thật và là việc có thể làm được!

Khi tham gia một cuộc biểu tình, ai cũng biết và hiểu rằng ngoài mình ra còn có rất nhiều nguời khác tham gia, và với một số đông áp đảo thì những nguy cơ bị công an đàn áp gần như không còn nữa!

Ai cũng biết rằng công an chỉ có khả năng trấn áp những cuộc tụ họp hay biểu tình ít người. Nhưng khi số người tham gia biểu tình lên đến con số ngàn, chục ngàn hay hơn thì không còn thấy bóng dáng công an ở đâu. Lúc bấy giờ nỗi sợ hãi lại chuyển qua nhóm công an.

Trong cuộc biểu tình phản đối công ty Formosa ngay trước trụ sở,  người ta đã thấy công an cởi bỏ đồng phục, quăng dùi cui để tháo chạy trước số đông quần chúng biểu tình. Nói cách khác, khi số đông lên cao, tình thế đã đảo ngược, kẻ bình thường gây ra sợ hãi nay… sợ!

Người biểu tình trên nóc cổng của Formosa trong cuộc biểu tình chống công ty Formosa Hà Tĩnh với sự tham gia của hơn chục ngàn người dân hôm 2/10/2016. Ảnh: RFA
Người biểu tình trên nóc cổng của Formosa trong cuộc biểu tình chống công ty Formosa Hà Tĩnh với sự tham gia của hơn chục ngàn người dân hôm 2/10/2016. Ảnh: RFA

Đó là sự thật đã được chứng nghiệm qua vô số những kinh nghiệm trong quá khứ ở khắp nơi trên thế giới và ngay tại CHXHCN Việt Nam.

Tóm lại, chúng ta không cần “luyện công” để trở thành “người phi thường không biết sợ.” Chúng ta chỉ cần là người bình thường nhưng hiểu được nguyên lý và sức mạnh của số đông.

Với quyết tâm hành động để xoá bỏ bất công và sự tin tưởng và hiểu biết về sức mạnh của số đông, chúng ta, những người bình thường, sẽ làm được việc phi thường khi biết rằng chính chúng ta là số đông khi đứng dậy bước theo tiếng gọi của lương tâm, đi theo những người tiên phong. Khi đó không một chế độ độc tài nào có thể cưỡng lại được!

Nói tóm lại, khi người dân có đủ sức mạnh để chấm dứt một thể chế độc tài thì không một chế độ độc tài nào khác có thể được dựng lên. Đó là mục tiêu cao quý nhất của đấu tranh bất bạo động: Vừa tiết kiệm xương máu vừa xây dựng một nền dân chủ bền vững.

Đỗ Đăng Liêu

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lê Đức Anh và lệnh ‘không được nổ súng’

“Không được nổ súng,” là mệnh lệnh từ thượng cấp và là nguyên nhân dẫn đến cái chết chóng vánh của 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988. Gạc Ma, 14/3/1988, là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này.

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng? Ảnh chụp màn hình youtube RFA

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng?

Tuy nhiên những bộ đội công binh và chiến sĩ Hải quân Việt Nam khi đó nhận được lệnh không được nổ súng chống trả phía Trung Quốc. Vậy ai trực tiếp đã ra lệnh cho binh sĩ Việt Nam không được nổ súng chống trả quân Trung Quốc trong cuộc chiến dù không cân sức đó?

18 tháng 3 - người dân không quên! Ảnh: FB Phuc Dinh Kim

Gạc Ma 14 tháng Ba: Dân Việt không thể quên*

Phần lớn xương cốt của các anh đã nằm lại vĩnh viễn trong lòng Biển Đông.

Nhớ đến các anh, những người anh hùng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, chúng tôi thề bằng bất cứ giá nào cũng không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông đối với Trung Quốc!