F2

Nhà báo Phạm Đoan Trang trong một video clip trên trang cá nhân. Cô Đoan Trang là một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng tại Việt Nam và đang bị giam cầm với bản án chín năm tù chỉ vì đấu tranh nhân quyền một cách ôn hòa. Ảnh minh họa: Người Việt (Chụp qua màn hình)

Đảng Việt Tân: ‘Đã đến lúc CSVN phải thực hiện các cam kết về nhân quyền’

Chỉ một ngày sau khi Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, hôm Thứ Tư, 12 Tháng Mười, đảng Việt Tân lên tiếng cho rằng “đã đến lúc CSVN phải thực hiện các cam kết về nhân quyền.”

“Việc nhà nước Cộng Sản Việt Nam lọt vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 khiến nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng kêu gọi Hà Nội có những bước cụ thể cải thiện tình hình nhân quyền,” thông cáo của Việt Tân viết.

Một phiên họp của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva, ngày 13/6/2022. Ảnh: AFP

Việt Nam sẽ có trách nhiệm khi lọt vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ 2023-2025?

Một số nhà hoạt động nhân quyền lạc quan cho rằng, họ có thể dùng các cơ chế của Liên Hiệp Quốc để buộc chính quyền Việt Nam phải tuân thủ khi đã là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.

Tuy vậy, một số khác lại thất vọng về kết quả bầu chọn, cho rằng việc đàn áp đối với giới bất đồng chính kiến sẽ không dừng lại.

Tổng Bí Thư Việt Tân Hoàng Tứ Duy chia sẻ về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam trong họp báo do UN Watch tổ chức tại New York hôm 3/10/2022, kêu gọi các thành viên của Đại Hội Đồng LHQ không bỏ phiếu bầu cho CSVN vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ nhiệm kỳ 2023 – 2025.

Tổng Bí Thư Việt Tân Hoàng Tứ Duy: CSVN không xứng đáng là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ

Trong họp báo do UN Watch tổ chức tại New York vào ngày 3 tháng Mười, 2022, Tổng Bí Thư Việt Tân ông Hoàng Tứ Duy chia sẻ về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam để kêu gọi các thành viên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc không bỏ phiếu bầu cho CSVN vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025.

Berit Reiss-Andersen, Chủ Tịch Ủy Ban Nobel xướng tên các khôi nguyên của giải Nobel Hòa Bình 2022 tại Viện Nobel ở Oslo, Na Uy, ngày 7/10/2022. Ảnh: AP - Heiko Junge

Nobel Hòa Bình 2022 vinh danh xã hội dân sự Ukraine, Nga và Belarus

Ủy Ban Nobel Na Uy ngày 7/10/2022 thông báo giải Nobel Hòa Bình năm nay được trao cho tổ chức phi chính phủ Memorial của Nga, Trung Tâm Ukraine Bảo Vệ các Quyền Dân Sự và cho nhà đối lập Belarus Ales Beliatski. Giải thưởng này nhằm đề cao tinh thần “chung sống trong hòa bình” trong bối cảnh chiến tranh Ukraine.

Luật Sư Lê Quốc Quân. Ảnh: FB Lê Quốc Quân

Khi luật sư đốt thẻ

Vâng, trở thành luật sư là khát vọng thôi thúc tôi từ khi còn nhỏ nhưng hôm nay tôi đốt thẻ luật sư, là cụ thể hóa từ: “OK, tôi quên việc này” của gần 10 năm trước.

Tôi vẫn là tôi, với những hoài bão của mình, nhưng tôi cũng hiểu rằng công lý là một cuộc chạy đua miên viễn, không chỉ trên bình diện pháp lý mà còn là ở cả trong lương tâm mình.

BOT Cai Lậy trong ngày đầu thu phí trở lại, 7/10/2022, sau 5 năm phải ngưng thu do bị dân chúng phản đối. Ảnh: PLO

Hãy làm việc tử tế đi, đừng nói nữa

Hôm nay 7/10, nhà cai trị cho thu phí trở lại ở BOT trấn lột Cai Lậy, sau 5 năm phải ngừng thu do bị dân phản đối.

Năm năm qua, họ (chính phủ, Bộ Giao Thông, chính quyền địa phương, nhà tư bản đỏ) dùng đủ mọi mưu mẹo, khi dọa dẫm, lúc lý sự cùn, nhưng không đạt được mục đích bảo kê cho bọn bóc lột. Chính ông Nguyễn Xuân Phúc thời đó làm thủ tướng cũng cố lờ vụ này đi, có lẽ do nhận thấy nó quá phi lý, vô lý, sau đó đá trái banh sang người kế nhiệm là ông Phạm Minh Chính.

Một sạp báo in. Ảnh: RFA

Đảng Cộng Sản siết chặt “báo hoá” tạp chí, “tư nhân hoá” báo chí để giữ chế độ!

“Quản lý báo chí là một công tác cực kỳ quan trọng của đảng lâu nay vì đảng biết rõ sức mạnh hủy diệt của báo chí đối với xã hội.” – Một nhà báo kỳ cựu ở trong nước nhận định như vậy khi Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) cho biết sắp tới sẽ xử lý triệt để tình trạng “báo hoá” tạp chí và “tư nhân hoá” báo chí.

Một quan chức cấp phó phòng ở Đà Nẵng ném tiền tung tóe vì được quán thối tiền lẻ. Ảnh: Youtube

Tiền lẻ, sự xúc phạm hay công cụ quyền lực?

Quan không cần tiền mà là cần được biết tới như một ông vua. Hành động ném tiền, chửi bới, hành hung, đe dọa dẹp tiệm chỉ có thể giải thích được với động cơ “mày có biết bố mày là ai không.” Khi mà tiền bạc đã không thành vấn đề nữa thì sự khao khát và nhu cầu thể hiện quyền lực trở thành đòi hỏi lớn nhất. Quyền lực phải được thể hiện ra và dân đen phải cảm thấy, nhìn thấy, nếm thấy cái quyền lực ấy. Đó là một thứ bệnh hoạn mang tính xã hội.

Ủy Ban Quyền Trẻ Em của Liên Hiệp Quốc (UNCRC) vừa ra một kết luận trong đó nêu những quan ngại về việc thực thi quyền trẻ em của Việt Nam, 9/2022. Ảnh: VOA

Ủy ban LHQ nêu quan ngại về vi phạm quyền trẻ em ở Việt Nam

Ngày 29/9/2022 Ủy Ban Quyền Trẻ Em của LHQ (UNCRC) công bố kết luận [về việc thực thi quyền trẻ em của Việt Nam] dài 17 trang đề ngày 19/9/2022 nói rằng họ quan ngại về tình trạng phân biệt đối xử, sử dụng lao động trẻ em, sự chênh lệch trong việc thụ hưởng các quyền trẻ em trong các hoàn cảnh dễ bị tổn thương, bao gồm cả việc tiếp cận với dịch vụ y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội.

Một phiên họp của Nghị Viện Châu Âu về môi trường, khí hậu, ngày 23/09/2022, Strasbourg, Pháp. Ảnh: AP - Jean-Francois Badias

Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn việc sử dụng bộ nạp điện chung cho điện thoại di động

Hôm qua, 04/10/2022, Nghị Viện Châu Âu đã thông qua luật bắt buộc sử dụng một bộ nạp điện chung cho toàn bộ các điện thoại di động, máy tính bảng và các vật dụng điện tử khác trong Liên Hiệp Châu Âu. Luật này sẽ có hiệu lực kể từ năm 2024.
“Trong ngăn kéo của chúng ta có đầy những bộ nạp điện mà nay không biết dùng làm gì. Quyết định được thông qua hôm nay sẽ có hiệu lực kể từ 2024.” (Marc Tarabella, Nghị Viên Châu Âu người Bỉ)

Chủ Tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Đại Sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery. h.ôm 27/9/2022. Ảnh: Fanpage Đại Sứ Quán Pháp tại Việt Nam (trước khi bị thay bằng ảnh khác)

Khi Thăng Long …đứt long mạch?

Tràn ngập trên mạng xã hội Việt Nam trong mấy ngày vừa qua là hình ảnh ông cháu ngoại của cựu Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng – Trần Sỹ Thanh, người mới được “bế” vào cái ghế “đô trưởng” thành phố Hà Nội, tiếp đón đại sứ Pháp Quốc với một kiểu cách hết sức hợm hĩnh khi vừa đút tay túi quần, vừa bắt tay ông đại sứ.

Theo báo cáo chung của các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, CSVN không đủ tiêu chuẩn vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ. Ảnh: Việt Tân

Việt Nam không đủ tiêu chuẩn vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ

Một tuần trước khi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu bầu các thành viên vào Hội Đồng Nhân Quyền, một liên minh các tổ chức nhân quyền phi chính phủ từ Châu Âu, Mỹ và Canada đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc không bỏ phiếu cho Afghanistan, Algeria, Sudan, Venezuela và Việt Nam, vì chính phủ các quốc gia này “không đủ tiêu chuẩn” để làm thành viên của cơ quan nhân quyền cao nhất của LHQ. Đánh giá của liên minh các tổ chức nhân quyền được dựa trên hồ sơ nhân quyền cũng như hồ sơ biểu quyết của họ về các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc liên quan đến nhân quyền.