Posts

Bị cáo Hoàng Văn Hưng - cựu điều tra viên vụ án - tại phiên xử vụ "chuyến bay giải cứu." Ảnh: Tiền Phong

Phiên xử “chuyến bay giải cứu”: Kịch bản nào khi không đủ chứng cứ kết tội cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng?

Trong lời nói sau cùng trước khi tòa chuyển sang phần nghị án, bị cáo Hoàng Văn Hưng – cựu Trưởng Phòng Chính trị Hậu cần, Cục An ninh Điều tra – Bộ Công an; nguyên điều tra viên vụ án chính của chuyên án chuyến bay giải cứu giai đoạn đầu – vẫn khẳng định mình vô tội và “tin tưởng Hội đồng Xét xử sẽ có phân tích thấu đáo, khách quan để đưa ra phán quyết chính xác nhất, đúng quy định pháp luật nhất cho bị cáo.”

Bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, người nhận hối lộ nhiều nhất trong vụ án (253 lần), tại phiên tòa xử vụ "chuyến bay giải cứu." Ảnh: Thanh Niên

Cơ chế “xin – cho”

Vụ giải cứu đồng bào bản chất là từ cơ chế “xin – cho.” Nhiều khi anh em thiện lành và bò đỏ chỉ biết lao vào chửi bọn quan tham, bọn doanh nghiệp đưa hối lộ, làm hỏng cán bộ ta, bọn cán bộ điều tra sâu mọt chạy án… Nhưng phải hiểu đó chính là vấn đề của thể chế. Thể chế càng tạo ra nhiều cơ chế “xin – cho” thì càng tạo ra cơ hội cho tham nhũng.

Tâm thư của cựu Tù nhân lương tâm Châu Văn Khảm

Tôi là Châu Văn Khảm, đảng viên đảng Việt Tân, một tù nhân lương tâm vừa mới trở lại xứ sở tự do Úc Châu vào ngày 11 tháng 7, 2023 sau 4 năm, 6 tháng bị nhà cầm quyền CSVN bắt giữ và giam cầm một cách phi pháp, với cáo buộc tội “khủng bố lật đổ chính quyền.” Xin được có đôi lời tâm tình cùng quý vị…

Toàn cảnh phiên tòa xử 54 người trong vụ "chuyến bay giải cứu" ở Hà Nội hôm 11/7/2023. Ảnh: VietnamNet

Giải cứu những phiên tòa

Xử một vụ chuyến bay giải cứu, hay trăm vụ, ngàn vụ, dù lớn hơn thế nữa, nhưng nếu không thay đổi cái cơ chế hiện tại thì tham nhũng và tội phạm trong nhà nước không cách gì diệt sạch được. Công cuộc chống tham nhũng, vì thế, dù có quyết tâm đến mấy, nghiêm khắc đến mấy, dù tử hình 18 hay cả 54 bị cáo, thì vì cái gốc sinh ra và nuôi dưỡng tham nhũng vẫn còn sừng sững ở đó, nên sẽ tiếp tục mọc chồi, tua tủa vươn lên.

Khu trục hạm tàng hình lớp Mogami của Nhật Bản đang chuyển giao cho Indonesia với hình thức "hợp tác công nghệ." Ảnh: Reuters

Hợp tác quân sự Nhật Bản-Đông Nam Á: Vì sao Việt Nam tụt lại phía sau?

Gần đây, các hợp tác quân sự của Nhật Bản với Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia, Philippines và Malayisa diễn ra với nhiều kết quả vụ thể. Bất kể Nhật Bản có vấn đề với Hiến pháp chế tài việc xuất khẩu vũ khí, bằng nhiều cách khác nhau, Indonesia có thể mua khu trục hạm tiên tiến của Nhật, Philippines có thể mua máy bay chống tàu ngầm. Trong khi đó, hợp tác quân sự giữa Nhật và Việt Nam diễn ra chậm chạp và như “bị bỏ lại phía sau,”… (Giáo sư Sato Yoichiro ở Đại học Ritsumeikan Asia Pacific)

Bộ Thông tin-Truyền thông đề xuất cắt Internet đối với những ai bị cho là chống đối trên mạng. Ảnh chụp từ màn hình VOA

Bộ Thông tin-Truyền thông đề xuất cắt Internet những ai chống đối trên mạng

Nhà chức trách Việt Nam đang cân nhắc sẽ cắt Internet đối với những ai bị cho là vi phạm pháp luật khi đưa thông tin lên mạng, một sự leo thang kiểm duyệt đối với môi trường mạng vốn đã hà khắc ở quốc gia này.

Đây là một trong 11 điểm mới trong một nghị định mới về quản lý thông tin trên mạng được Bộ Thông tin-Truyền thông soạn thảo và đưa ra lấy ý người dân.

Đại tá Không quân Hoa Kỳ hồi hưu Raymond Powell, Đại học Stanford, phát biểu ở Manila về chương trình nghiên cứu chiến lược vùng xám của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: Raymond Powell

Đại học Stanford ra mắt chương trình nghiên cứu chiến lược vùng xám của Trung Quốc ở Biển Đông

Các hoạt động vùng xám phổ biến mà Chương trình SeaLight theo dõi và báo cáo rất đa dạng. Đó có thể là các hành vi quấy rối các hoạt động hợp pháp của nước khác, như đánh cá đúng luật, hoạt động an ninh hoặc thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Đó có thể là những chiến dịch xâm nhập dài ngày trái phép vào vùng biển nước khác. Ngoài ra, đó có thể là các biện pháp đe dọa như bao vây tàu thuyền, xây dựng tiền đồn và bồi đắp các đảo nhân tạo, khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Chú chó Skye nhận được huân chương vàng PDSA, còn được gọi là Thánh giá George của động vật. Giải thưởng này vinh danh cho những con vật thực hiện những hành động dũng cảm đáng kính trọng ở Vương Quốc Anh. Ảnh: taze.info

Con Chó được vinh danh vì hơn 200 lần giải cứu người

Đây là câu chuyện về Skye, một con chó collie đã thực hiện giải cứu người mắc nạn ở núi trong 11 năm liên tục, với khoảng 200 chuyến đi. Giờ đây, khi đã về hưu, ở tuổi 16, Skye đã được vinh danh vì những cống hiến và sự tận tụy, giải cứu nhiều người.

Một trong số các "chuyến bay giải cứu." Ảnh: Internet

Ai “giải cứu” ai?

Phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” sẽ đi vào “lịch sử” không chỉ của ngành ngoại giao nước nhà mà cả trong “nghề” tham ô, hối lộ. Nó xứng đáng được đưa vào giáo trình giảng dạy ở các lớp chính trị trung – cao cấp, nếu có môn phòng, chống tham nhũng. Nó cần được làm ví dụ điển hình cho sự cấu kết tham nhũng – một đặc sản của thể chế.

Các bị cáo vụ “chuyến bay giải cứu” bị đưa ra xử tại tòa án Hà Nội. Ảnh: Vietnam News Agency/ AFP via Getty Images

Đống phân xử tội con giòi!

Chưa có phiên tòa nào ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được dư luận quan tâm bàn tán như vụ án “chuyến bay giải cứu” đang diễn ra ở Hà Nội.

Người ta chú ý vì phiên tòa có rất nhiều “cái nhất” đáng được ghi vào sách kỷ lục Guiness: Phiên tòa có tới 54 bị cáo và 120 luật sư ngồi chật kín cả phòng xử án. Phiên tòa có đông bị cáo là quan chức cao cấp ở năm bộ trong chính phủ (Ngoại Giao, Y Tế, Công An, Giao Thông Vận Tải, Văn Phòng Chính Phủ) và lãnh đạo bốn doanh nghiệp…

Anh chị em đảng bộ Việt Tân tại Sydney xuống đường vận động ký kiến nghị "Hoàng Sa là của Việt Nam" hôm Chủ nhật 16/7/2023. Ảnh: Đảng bộ Sydney, Úc Châu

Các thành viên Việt Tân ở Sydney đòi lại đất tổ: Hoàng Sa là của Việt Nam!

Từ sáng sớm hôm Chủ nhật 16/7/2023, anh chị em đảng viên Việt Tân đã xuống đường tại Cabramatta Plaza, Sydney, Úc Châu để tố cáo trước dư luận thế giới cũng như người Việt ở trong và ngoài nước về biến cố Trung Cộng xâm chiếm Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 50 năm trước – ngày 19/1/1974 – khiến 74 sĩ quan và binh sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hoà phải hy sinh…