Những “lỗ đen” của nền kinh tế

Nợ công của Việt Nam tăng nhanh. Ảnh: Money
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bất động sản

Theo báo cáo của Ngân Hàng Nhà Nước gửi Quốc Hội Việt Nam vào tháng Mười Một, 2020 về dư nợ toàn ngành kinh tế vào khoảng 8,3 triệu tỷ, trong đó có 1,6 triệu tỷ đồng liên quan tới bất động sản, chiếm 19% dư nợ của toàn bộ nền kinh tế. Nhưng con số 1,6 triệu tỷ đồng và 19% tổng dư nợ của toàn bộ nền kinh tế không thể diễn tả được hết độ lớn, ảnh hưởng và rủi ro của bất động sản đối với kinh tế Việt Nam. Trên thực tế, bất động sản có thể chiếm tới 70- 80% toàn bộ nguồn vốn của xã hội Việt Nam.

Một khảo sát của Hiệp Hội Bất Động Sản cho biết giá nhà đất đã tăng trung bình 30 lần trong vòng 20 năm qua và có những địa phương giá nhà đất đã tăng hàng trăm lần như Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang… và việc tạo ra một quả bóng quá lớn so với thực lực nền kinh tế sẽ tạo ra những hệ lụy lâu dài và khôn lường.

Sự kiện thành lập thành phố Thủ Đức đã khiến cho những mảnh đất sình lầy và chưa có hạ tầng đã có thể tăng vọt thêm hàng tỷ đồng trong vòng 1 tháng. Qui hoạch mới chỉ còn là chiếc bánh vẽ, thì giá đất đã lên tới Trời. Giới đầu cơ có thông tin từ giới quan chức đã gom đất từ hàng năm trước, bắt tay với truyền thông ra tay thổi giá. Chưa biết việc xây dựng thành phố “thông minh” như thế nào nhưng chỉ riêng việc chi trả tiền đền bù cũng đã tăng thêm hàng tỷ Mỹ Kim. Điều đó sẽ đội chi phí đầu tư hạ tầng cơ sở… lên cao ngất và kéo theo mọi chi phí dịch vụ và sản xuất tăng theo.

Đầu vào tăng cao khiến cho khả năng cạnh tranh của nền kinh tế bị giảm sút. Giá đất tăng mang lại cảm giác giàu có cho tất cả nhưng ngược lại nền kinh tế về lâu dài sẽ chịu hậu quả nặng nề. Mệnh đề kinh tế giản đơn này con người học mãi không thuộc vì bản tính… hám lợi và nhanh quên. Bị dẫn dắt bởi lòng tham và niềm tin vào “chân lý” rằng giá đất và cổ phiếu luôn tăng chứ không bao giờ giảm, chưa bao giờ người ta lại say máu vay mượn, đầu tư vào chứng khoán và bất động sản điên cuồng như bây giờ.

Giá đất tăng trước mắt đem lại nhiều lợi ích không thể phủ nhận là việc hạ tầng đô thị được đầu tư, mở rộng, hiện đại hơn. Các ngành nghề như xây dựng, vật liệu, kiến trúc, marketing… cũng theo đó phát triển và chuyên nghiệp hơn. Đối với thu ngân sách thì việc giá đất tăng rõ ràng mang lại nguồn thu lớn. Trong nhiều năm vào thời điểm sốt bất động sản, nguồn thu từ chuyển đổi, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tiền thuê đất… chiếm khoảng 10% thu ngân sách. Cá biệt có những năm thu ngân sách từ bất động sản chiếm tới 12%.

Thực ra, với một quốc gia có nhiều tiềm năng du lịch và phát triển sau như Việt Nam thì việc tận dụng tài nguyên đất để phát triển kinh tế là điều cần thiết. Vấn đề ở đây là thay vì nhà nước đóng vai trò phân bổ sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên hữu hạn, quí giá này bằng những lộ trình qui hoạch tổng thể, thu hút đầu tư cũng như các hành lang pháp lý, tài chính, đấu giá, thuế và quyền sở hữu rõ ràng minh bạch để tạo ra động lực cho nền kinh tế quốc gia thì giới chức CSVN đã tạo ra một mớ hỗn độn các qui định chắp vá, phi khoa học, một ma trận khiến các nhà đầu tư dù lớn hay nhỏ đều có thể vướng mắc và chết chìm. Để tồn tại trong môi trường như thế, doanh nghiệp phải tìm cách lách luật, hối lộ quan chức và vi phạm luật pháp.

Bất động sản là lĩnh vực béo bở nhất trong hơn 30 năm qua để giới quan chức CSVN trở thành những tỷ phú đô la không nằm trong danh sách Forbes nhưng có thể giàu hơn cả ông Donald Trump. Trong khi đó, giá nhà ở Việt Nam đã cao tới trời và tuyệt đại đa số người lao động không có khả năng sở hữu một căn nhà nhỏ. Khi nhu cầu thiết yếu của đại đa số dân chúng không được đáp ứng nó sẽ trở thành rủi ro có thể bùng nổ những phẫn uất vì bất công xã hội quá lớn. Việt Nam đã có nhiều tỷ phú đô la nhưng tất cả đều làm giàu từ bất động sản. Việt Nam không có tỷ phú đô la công nghệ nào và giấc mơ đổi mới sáng tạo để trở thành nền kinh tế 4.0 có lẽ mãi chỉ là khẩu hiệu.

Một vấn đề nghiêm trọng khác là khi phần lớn nguồn lực xã hội chỉ đổ vào bất động sản thì đó sẽ trở thành một vấn nạn cho bài toán phát triển quốc gia khi các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ, giáo dục, khoa học không có đủ nguồn lực phát triển. Nền kinh tế phát triển nhanh theo chiều rộng sau nhiều thập kỷ vẫn không thể chuyển đổi được sang mô hình phát triển theo chiều sâu lấy giáo dục, khoa học và đổi mới công nghệ làm gốc rễ trong đó có một phần nguyên nhân bởi thói quen và tư duy đầu tư bấy lâu nay.

Những building chọc trời được giới chức coi là biểu tượng của sự phát triển nhưng nền kinh tế tăng trưởng chỉ dựa vào việc mở rộng các nguồn lực đầu vào, tập trung phát triển hạ tầng bất động sản bằng mọi giá cũng giống như một cơ thể béo phì nhưng suy dinh dưỡng. Hậu quả là cơ thể kinh tế đó sẽ bị “đột quị” bất cứ lúc nào hoặc mắc các “bệnh mãn tính” nghiêm trọng.

Người viết đã nhiều lần cảnh báo về khả năng sụp đổ nền kinh tế vì bong bóng bất động sản, chứng khoán, nợ công và “nền kinh tế rỗng” phụ thuộc quá lớn vào xuất cảng bởi nguồn đầu tư nước ngoài FDI từ 2018. Việc Hà Nội đã có những thỏa hiệp với Bắc Kinh trong nhiều vấn đề liên quan đến lãnh thổ, lãnh hải, quyền khai thác dầu khí, miễn thuế quan và sử dụng chung đồng tiền Yuan trong giao dịch mậu biên, cũng như các nhượng bộ khác có lợi cho Bắc Kinh để đổi lại việc các quĩ đầu tư Trung Quốc bơm tiền mua trái phiếu chính phủ, qua đó nhằm duy trì nền kinh tế không bị sụp đổ đã kéo dài những bước “tăng trưởng thần kỳ” của Việt Nam. Tuy vậy, sự ủng hộ này không thể kéo dài khi Trung Quốc cũng phải đối mặt với rất nhiều những rủi ro khôn lường về chính trị và cấu trúc kinh tế vĩ mô đang lung lay, rung chuyển.

Các tập đoàn nhà nước và bộ máy quan liêu “đảng, chính phủ”

Nợ công của Việt Nam đang đếm tới con số 490 tỷ Mỹ Kim và nợ bình quân đầu người xấp xỉ 5.000 Mỹ Kim, lớn hơn nhiều so với con số GDP/đầu người mới đây mà nhà cầm quyền CSVN công bố. Nợ công năm 2020 của toàn bộ nền kinh tế cho tới tháng Mười Một, 2020 là 8,3 triệu tỷ đồng (tương đương 360 tỷ USD) theo Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố. Như vậy, nếu so với năm 2019 con số nợ là 3,48 triệu tỷ thì con số nợ đã tăng hơn 2,38 lần và tăng tới 4,85 triệu tỷ? Thực sự là con số mà giới chức CSVN công bố khó có thể tin nổi.

Được lý giải là nhà nước hỗ trợ hàng trăm ngàn tỷ cho người dân và doanh nghiệp cũng như kích cầu thị trường bằng việc tăng đầu tư công trong năm 2020, ông Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần hối thúc các địa phương có kế hoạch triển khai đầu tư công để kích cầu thị trường. Năm 2020, Ngân Hàng Nhà Nước đã bơm tiền mạnh vào nền kinh tế với con số ước đoán khoảng 900.000 tỷ đồng. Nguồn tiền mặt dồi dào đã được bơm vào các kênh đầu tư chứng khoán, bất động sản.

Câu chuyện khủng hoảng tài chính 2008 vẫn còn rất mới. Người ta đã chứng kiến giá bất động sản ở Thái Lan Iceland, Hy Lạp đã lao dốc 40% chỉ trong vòng 12 tháng, các ngân hàng có lịch sử hàng trăm năm đã đua nhau phá sản như thế nào. Việt Nam tuy không chịu ảnh hưởng trực tiếp và lớn trong đợt khủng hoảng đó vì nền kinh tế khi đó còn có độ mở thấp. GDP 2008 mới chỉ có 99,1 tỷ Mỹ Kim nhưng lại là quốc gia rơi vào suy thoái kéo dài nhất Đông Nam Á. Hàng loạt các “nắm đấm thép” như Vinashin, Vinachem, Vinacomin, Vinalines, Vinaconex,… đã sụp đổ tan tành để lại những núi nợ vẫn vẫn tiếp tục phình to hơn 1 tới ngày hôm nay.

Theo báo cáo của Ngân Hàng Nhà Nước, tới thời điểm tháng Mười, 2018, số nợ của 83 tập đoàn, tổng công ty quốc doanh đã là 1,5 triệu tỷ đồng. Việc xử lý nợ của những “quả đấm thép” này do Ủy Ban Quản Lý Vốn Nhà Nước tại doanh nghiệp CMSC không khác gì trò “mèo giấu cứt,” “giấu rác dưới thảm” để làm đẹp báo cáo kinh tế trình Quốc Hội. Thực tế, chưa một khoản nợ nào được xử lý và tiếp tục “lãi mẹ, đẻ lãi con,” “lỗ chồng lỗ.” Và bây giờ, giới chức Việt Nam muốn “úm ba la” hô biến mất những núi nợ này như một phép màu. Họ không nhắc tới nó nữa và đá quả bóng trách nhiệm chạy vòng quanh.

Còn nhớ năm 2011 là thời điểm nợ công tăng cao ngất ngưởng, dự trữ ngoại hối chỉ còn 12,8 tỷ Mỹ Kim và lãi suất ngân hàng có lúc leo tới 24%/năm. Rất nhiều các đại gia bất động sản, ngân hàng, chủ tịch các tập đoàn nhà nước lũ lượt xộ khám như một giải pháp chính trị “cờ bí, thí tốt.” Nhưng sự sụp đổ của các tập đoàn nhà nước không phải vì khủng hoảng tài chính Châu Á mà là vì đã tiêu sạch vốn vào những cuộc đầu cơ bất động sản, chứng khoán, vàng ảo, chi tiêu hoang phí và tham nhũng tới mức cạn kiệt cả ngân khố quốc gia.

Bên cạnh những cái hang chuột không đáy là các tập đoàn kinh tế quốc doanh thì bộ máy quan liêu song trùng “đảng và nhà nước” cũng góp phần tiêu tốn tới 1,005 triệu tỷ (năm 2019) tức hơn 75% thu ngân sách cả năm. Chi ngân sách bao giờ cũng vượt thu và phải vay nợ mới để trả nợ cũ đã trở thành truyền thống điều hành của chính phủ Việt Nam. Nhưng khi không thể tiếp tục “vác rá đi vay” và in tiền thì chuyện gì sẽ xảy ra? Và nếu ai có thể lý giải tại sao con số nợ 2020 đã tăng theo cấp số nhân và nhảy vọt thêm 4,85 triệu tỷ đồng thì người viết xin rất cảm ơn.

Chứng khoán

Trái với bầu không khí ảm đạm cuả nền kinh tế thì thị trường chứng khoán Việt Nam lại có một năm “rực rỡ” khi VN-Index đã có lúc leo tới tiệm cận mức đỉnh 1200 điểm. Chỉ trong vòng tháng Giêng, 2021, hơn 86.000 tài khoản giao dịch mới mở để tham gia thị trường. Hàng chục tỷ Mỹ Kim đã được các quĩ đầu tư trong và ngoài nước, cùng hàng triệu nhà đầu tư nhỏ lẻ đổ vào và tạo ra đà tăng trưởng liên tục trong 6 tháng cuối năm. Tuy vậy, cũng chỉ trong vòng 9 ngày từ ngày 19 – 28 tháng Giêng, 2020 hàng triệu nhà đầu tư đã chứng kiến 25,5 tỷ Mỹ Kim “bốc hơi.” Dù đã được đổ hàng núi tiền để cứu nguy thị trường chứng khoán trước thời điểm nghỉ Tết và chỉ số VN-Index vẫn còn “neo” trên mức trên 1000 điểm. Tuy vậy, không ai có thể dám khẳng định nó sẽ “trụ” được bao lâu trước khi cơn ác mộng thực sự bắt đầu.

Paul Krugman có một câu nói trứ danh “Thứ nhất, thị trường chứng khoán không phải là nền kinh tế. Thứ hai, thị trường chứng khoán không phải là nền kinh tế. Thứ ba, thị trường chứng khoán không phải là nền kinh tế.

Điều đó có nghĩa là, mối quan hệ giữa hiệu suất đầu tư cổ phiếu – chủ yếu được thúc đẩy bởi sự dao động giữa lòng tham và sự sợ hãi – và tăng trưởng kinh tế luôn nằm ở đâu đó giữa sự lỏng lẻo và không tồn tại. Sự mỉa mai của nhà kinh tế học vĩ đại Paul Samuelson khi châm biếm rằng thị trường chứng khoán đã dự đoán chính xác trong số 5 cuộc suy thoái gần nhất vì mỗi khi nó bùng nổ là báo hiệu cho những cuộc suy thoái thê thảm tiếp theo của nền kinh tế.

Và chắc rất nhiều người còn nhớ “cơn sóng thần” thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 khi thị trường mất tới hơn 60% chỉ trong 6 tháng, rớt thẳng xuống mức 370 điểm sau khi đạt “đỉnh” 1000 điểm. Phải mất tới 9 năm, thị trường chứng khoán mới leo tới ngưỡng hơn 700 điểm vào năm 2017 và “thăng hoa” tới 1200 điểm sau khi thị trường được “bơm” tiền ồ ạt. “Lịch sử” lại lặp lại khi các “cá mập” ăn no và bỏ đi chơi. Cho đến hôm nay lại quay trở lại để diễn lại vở kịch cũ.

Bao giờ quả bóng bất động sản, chứng khoán và nợ công ở Việt Nam nổ tung?

Khác với thị trường chứng khoán ở Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay còn đảm trách một vai trò chính trị là “phong biểu kế” cho các “chính sách điều hành kinh tế vĩ mô đúng đắn” của đảng và nhà nước. Nên sẽ có những cuộc đốt tiền vô tiền khoáng hậu vào “cuộc đỏ đen” mang tên VN-Index.

Đối với thị trường bất động sản cũng như vậy, giới chức cộng sản không thể tìm đâu ra giải pháp “nuôi con gì, trồng cây gì” hay một cuộc “đại nhảy vọt” xây dựng nền kinh tế 4.0. Và vì thế, bất động sản luôn là sự lựa chọn để đốt tiền… thổi GDP nhanh nhất.

Dưới “cây đũa thần” của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, GDP của Việt Nam đã nhảy vọt từ con số 261 tỷ Mỹ Kim năm 2019 lên “đỉnh cao muôn trượng” 343 tỷ Mỹ Kim năm 2020, vượt qua cả Malaysia, Singapore. Không ai ngoài ông Phúc, có thể lý giải được tại làm sao với đà tăng trưởng GDP 2,91%, con số 261 tỷ Mỹ Kim có thể tăng thêm tới 82 tỷ Mỹ Kim trong một năm Covid-19 đã tàn sát hơn 110.000 doanh nghiệp. Cứ cho là việc “tính lại” GDP theo cách mới là chính xác thì thực tế thu nhập của ít nhất hơn 30 triệu lao động đã giảm mạnh và có thể hàng chục triệu lao động thất nghiệp. Đầu tư FDI đã giảm mạnh 25% so với năm 2019 và đây là năm thứ 4 liên tiếp nguồn vốn quan trọng này suy giảm.

Dù được báo giới khen ngợi hết lời thì những ung nhọt nội tại, từ bộ máy thể chế và những rủi ro chất chồng của nền kinh tế sẽ được bộc lộ rõ trong năm 2021. Khi không còn những trợ giúp từ Bắc Kinh và “núi nợ” bấy lâu giấu dưới tấm thảm mang tên “thể chế” bốc mùi hôi thối, người ta phải gỡ nó ra để dọn dẹp. Khi đó, hơn 90 triệu người sẽ phải đối diện một cuộc khủng hoảng toàn diện về kinh tế-xã hội. Đó là viễn cảnh không tốt đẹp gì nhưng không thể tránh khỏi.

Những thiên tài AQ của đảng CSVN đã biến thị trường chứng khoán, bất động sản, các tập đoàn quốc doanh và hệ thống “đảng và nhà nước” trở thành những “lỗ đen” hút mọi nguồn lực xã hội để tạo ra những con số GDP đầy ma mị. Và khi cả quốc gia biến thành một quĩ đầu cơ với hàng triệu những con bạc khát nước, kết cục cuối cùng không khó đoán. Có thể lấy cái mốc dấu cuối 2021, đầu 2022 để đếm ngược cho cái gọi là nền kinh tế “định hướng xã hội chủ nghĩa” Việt Nam sẽ cập bến bờ Trung Quốc hay Venezuela?

Tân Phong

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.