Nguyễn Phú Trọng

Ông Trọng than thở: “Vì sao chúng ta chống tham nhũng mạnh mẽ, quyết liệt như thế nhưng những người thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực không thấy xấu hổ mà vẫn trơ ra đó” tại hội nghị lần thứ 21 của Ban Chỉ Đạo Trung Ương về Phòng, Chống Tham Nhũng vào ngày 21/1/2022. Ảnh: Vietnam Plus

Ông Trọng “đốt lò” để làm gì?

Đọc qua báo cáo này phải nói là ai cũng cảm thấy chóng mặt, vì rõ ràng trong 10 năm đốt lò của ông Trọng, nạn tham nhũng gia tăng khủng khiếp trong hàng ngũ cán bộ cầm quyền. Tại sao năm nào ông Trọng cũng  trưng bày thành tích đấu tranh quyết liệt chống tham nhũng, tiêu cực mà con số quan tham không hề sụt giảm mà mỗi năm lại tăng?

Vụ bộ xét nghiệm Covid-19 Việt Á - cuộc đảo chính không tiếng súng của To Lâm? Ảnh: RFA

Việt Á – cuộc đảo chính không tiếng súng của Tô Lâm

Có lẽ, nếu không có vụ miếng bò dát vàng của ngài Bộ Trưởng Tô Lâm, thì không có vụ kit xét nghiệm “đểu” Việt Á…
Giờ đây, bằng việc phanh phui Việt Á, chiêu “giết gà dọa khỉ” đã quá rõ ràng, rất nhiều những thành phần chóp bu trong hệ thống quyền lực của đảng và chính quyền CSVN đã dự phần trong các vụ áp phe Việt Á hay không phải Việt Á cũng đều sống trong sợ hãi trước Tô Lâm.

Các chóp bu đảng CSVN khóa 13.

Việt Nam hiện có một nhà nước yếu và một đảng chính trị quá mạnh

Một nhà nước phải đủ mạnh, tức là kiểm soát được quyền lực ban hành và thực thi chính sách, song hành với đó là có sự tự chủ nhất định khỏi áp lực từ các nhóm lợi ích.

Nhà nước Hàn Quốc, Nhật Bản có thể thực thi chính sách kinh tế ở thập niên 60, 70, và 80 của thế kỷ trước, và biến quốc gia họ trở nên hùng cường, chính là vì ở đó nhà nước có thực quyền.

Nguyễn Phú Trọng chủ tọa và phát biểu chỉ đạo tại "Hội nghị cán bộ toàn quốc về công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng" hôm 9/12/2021. Ảnh: Người Lao Động

Chỉnh đốn đảng chừng nào thành công?

Hôm 9/12 vừa qua, “Hội nghị cán bộ toàn quốc về công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng” được tổ chức tại Hà Nội. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã đến tham dự và cảnh báo trước hội nghị cái mà ông gọi là “nguy cơ suy thoái trong hàng ngũ cán bộ đảng viên” và kêu gọi “phê và tự phê” một khẩu hiệu cũ rích từ hàng chục năm qua. Xem ra đây cũng chỉ là một hội nghị nhàm chán và tuyệt vọng.

Animal Farm

Trong mấy ngày này tôi tự dưng nhớ đến cuốn tiểu thuyết bất hủ “Trại súc vật” (Animal Farm) của văn hào George Orwell. Tôi mê cuốn này lắm vì lý do đơn giản là… học tiếng Anh. Nhưng câu chuyện trong cuốn tiểu thuyết rất đáng nhớ và học trong các cuộc đổi đời. Ở Mỹ, học sinh trung học đều học cuốn này và phải viết luận văn về Animal Farm. Ở VN ít học sinh có dịp đọc cuốn này, và kể ra thì cũng đáng tiếc. Nhưng nếu đọc thì sẽ thấy sao những gì mô tả giống với tình hình thực tế?

Nguyễn Phú Trọng, Tống Bí Thư đảng CSVN. Ảnh: Báo Lao Động

Quy Định 37 là trận đồ để ông Trọng nắm quyền vĩnh viễn

Nói một cách tổng quát, Quy Định 37 lần này bao gồm 19 điều cấm đảng viên không được làm đã ban hành năm 2011, nay càng siết chặt thêm với những nội dung mới mà lần trước còn để lọt. Tại sao ông Trọng phải ra nhiều điều cấm đảng viên như vậy?

Hội Nghị Trung Ương 4 của đảng CSVN chỉ tập trung tìm cách cứu đảng, củng cố quyền cai trị của đảng trong khi cả nước đang bấn loạn tột cùng vì đại dịch Covid; kinh tế sụp đổ, hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản, đời sống hàng triệu người dân rơi vào cảnh khốn cùng. Ảnh: Internet

Xã hội tan rã, quốc gia sụp đổ, liệu đảng có trường tồn?

Tại buổi bế mạc Hội Nghị Trung Ương đảng Cộng sản lần 4 vào sáng 7 tháng Mười, năm 2021, Nguyễn Phú Trọng tuyên bố, nhà cầm quyền đã tỉnh táo giải quyết kịp thời những vấn đề mới, chống đại dịch Covid-19, cũng như việc hỗ trợ cho người dân và các công ty vượt qua khó khăn… Trong khi đó, hàng trăm ngàn người lao động đang lũ lượt tháo chạy khỏi thành Hồ từ ngày nới lỏng phong tỏa 1/10. Bất chấp quãng đường ngược Bắc, xuôi Nam hàng ngàn km gian khổ, bất chấp những rủi ro tai nạn, mưa gió, nắng nóng. Thậm chí, có những đoàn người đã đi bộ từ thành Hồ về những tỉnh phía Bắc xa tới 1800 km.

Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris. Ảnh: Kinh Tế Đô Thị

Phải chăng như thế là đu dây?

Mấy lâu nay nhiều người cho rằng lãnh đạo nhà nước Việt Nam đang chọn cách đu dây giữa các cường quốc. Họ nghĩ rằng chọn cách đó là khôn ngoan. Tôi lại nghĩ hơi khác, rằng chỉ nên xem đu dây là giải pháp tình thế, tạm thời, vì đó là sự khôn ngoan của kẻ yếu thế mà láu cá chứ không phải cách hành xử lâu dài của người thông minh. Nhưng có phải Việt Nam đang đu dây thật không? Tôi cho là không. Vậy thực chất đang làm gì với các cường quốc.

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng với câu nói: "Tiền bạc lắm làm gì,..." tại phiên họp đầu tiên của chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra hôm 11/8/2021. Ảnh chụp Báo Dân Trí

Quan chức chính phủ cần tiền hay cần danh dự?

Tại phiên họp đầu tiên của chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra hôm 11/8, ông Tổng Bí Thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đã đọc một bài phát biểu khá dài, với một số nội dung đã được viết ở nhiều nơi trong các văn kiện đại hội 13 của đảng Cộng Sản.

Ở đoạn gần cuối bài, khi nói về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” ông Trọng nhắc lại một câu làm nhiều người để ý: “Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu; danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!”

Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng lại đưa ra lời kêu gọi, nhai đi nhai lại những gì mà nhà cầm quyền đã kêu gào suốt hơn một năm qua, về phòng chống dịch bệnh Covid-19 hôm 29/7/2021. Ảnh: VTC News

Nguyễn Phú Trọng lại trồi lên

Trong bối cảnh dịch bệnh đang gia tăng trên toàn quốc, những cuộc phong tỏa càng ngày càng siết chặt có thể kéo dài hàng tháng trên nhiều địa phương, nhiều vùng kinh tế quan trọng nhất. Biện pháp này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của đại đa số công nhân lao động nghèo, vì hãng xưởng đóng cửa, mất việc làm, không đi ra ngoài được; cảnh thiếu đói đang diễn ra hàng ngày đối với thành phần “vô sản” đúng nghĩa ở Sài Gòn.

Với tình hình bi đát đó, là người đứng đầu đảng và nhà nước Việt Nam, ít ra ông Nguyễn Phú Trọng nên xin lỗi người dân hoặc nói với họ những điều mà họ quan tâm, thay vì thỉnh thoảng thổi điệu kèn thúc quân vô nghĩa.

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ Tịch Nước CHXHCNVN. Ảnh: Internet

Vì sao ông Phúc viết thơ gởi ông Biden?

Hiện nay với số vaccine đã nhận được, ước lượng Việt Nam chỉ mới đạt kết quả chích ngừa được 1% dân số, nhưng tập trung trong các thành phần ưu tiên như nhân viên y tế, ngành ngoại giao, hải quan, công an và quân đội. Vì vậy đẩy mạnh việc chích ngừa toàn dân là biện pháp cứu vãn cho mọi sự sụp đổ bi thảm.

Trong khi đó, viễn cảnh để có thêm vaccine phải nói là trong tình trạng nhỏ giọt, vì nước nào cũng đang chạy đua tìm mua vaccine.

Người Belarus sống ở Ba Lan và người Ba Lan cầm biểu ngữ trong cuộc biểu tình trước Văn Phòng Ủy Ban Châu Âu ở Warsaw, Ba Lan, hôm 24/5, đòi tự do cho nhà báo Roman Protasevich bị tổng thống nước Belarus phái chiến đấu cơ cướp máy bay để bắt người. Ảnh: Wojtek Radwanski/ AFP

‘Không tặc cấp nhà nước’ và những vụ bắt cóc

Vụ cướp máy bay để bắt người của Tổng Thống Alexander Lukashenko, buộc nạn nhân “thú tội” trên truyền hình ở Belarus hôm nay gợi chúng ta nhớ lại trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh, một quan chức Việt Nam, bị ông đảng trưởng đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sai mật vụ sang Đức bắt cóc đưa về nước xử tội. Tại Hà Nội, ông Thanh cũng lên truyền hình thú tội, xin lỗi ông Trọng và xin được khoan hồng.

Chỗ khác nhau giữa hai trường hợp nằm ở chỗ Trịnh Xuân Thanh là một tên tội phạm tham nhũng trốn tránh sự trừng phạt, trong khi ký giả Roman Protasevich là một nhà đấu tranh chống độc tài. Không thể đánh đồng hai nhân vật có phẩm giá và lý tưởng trái ngược nhau.