Hãy cứu sông Mekong trước mối nguy to lớn

Mặt trời mọc trên sông Mekong ở ngoại ô Phnom Penh vào ngày 1 tháng 6 năm 2020. Ảnh: AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mực nước của con sông lớn nhất Đông Nam Á có thể ở mức thấp nhất trong vòng một thế kỷ.

Lượng mưa thấp, nhiệt độ cao và các quy định lỏng lẻo về xây đập góp phần vào mực nước thấp nhất trong lịch sử của sông Mekong, gây ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống, ngành nông nghiệp và ngư nghiệp của khu vực và dẫn đến sự khô cạn nhanh chóng.

Các con đập của Trung Quốc  kiểm soát dòng chảy của con sông dài 4.350 km bắt nguồn từ vùng cao nguyên Tây Tạng, đi qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. International Rivers (Tổ Chức Quốc Tế về Sông Ngòi), một tổ chức phi chính phủ bảo vệ môi trường (NGO), lưu ý rằng có bảy con đập dọc theo sông Mekong ở Trung Quốc vào năm 2019 – với 20 kế hoạch đang được xây dựng. Những con đập này đã ảnh hưởng đến mực nước trong thập kỷ qua.

Năm ngoái, thủy triều của dòng sông đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, làm chết cá và đe dọa hàng triệu sinh mạng con người. Do mực nước giảm, một số quốc gia thành viên ASEAN như Lào, Thái Lan, Việt Nam và Campuchia đã phải chật vật với nạn hạn hán nghiêm trọng.

Đây có thể là mực nước thấp nhất trong vòng 1 thế kỷ qua, có thể còn tệ hơn nữa trong thời gian sắp tới” Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson Center – một tổ chức tư duy có trụ sở tại Washington, nhằm thúc đẩy hòa bình và an ninh quốc tế cho biết như vậy. Hình ảnh vệ tinh của tổ chức này cho thấy mực nước ở khu Tam Giác Vàng, khu vực giữa các biên giới Myanmar, Lào và Thái Lan gặp nhau, thấp hơn vào tháng Bảy năm ngoái so với mức thấp nhất thế kỷ trước vào tháng Tư, 2016.

Các con đập lớn trên dòng sông Mekong. Ảnh: International Rivers
Các con đập lớn trên dòng sông Mekong. Ảnh: International Rivers

Eyler, tác giả của một cuốn sách có tựa đề ‘Những ngày cuối cùng của dòng sông hùng mạnh,’ cho biết có kế hoạch cho 500 con đập mới sẽ được xây dọc sông Mekong – mà tác động của nó sẽ là vô định.

Khí hậu thay đổi

Theo Trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS), 500.000 người đã phải dời đi do thiên tai liên quan đến thời tiết trên khắp Đông Nam Á cho đến năm 2020. Bão Phanfone và Vongfong nhiệt đới đã tấn công Philippines vào năm nay trong khi thủ đô của Indonesia đã hai lần bị ngập lụt bởi lũ lụt trên toàn khu vực.

Từ năm 2008 đến 2018, 54,5 triệu người đã phải di dời do thiên tai liên quan đến thời tiết trên khắp Đông Nam Á.

Biến đổi khí hậu vẫn là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sự ổn định lâu dài trong khu vực.

Tuy nhiên, CSIS tuyên bố rằng “tình trạng tồi tệ đối với các tác động môi trường thảm khốc hiện đang xảy ra ở khu vực sông Mekong, nơi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các kiểu thời tiết truyền thống đang kết hợp với tác động sinh thái ngày càng tăng đối với dòng chảy của các đập thượng nguồn của sông Mekong.”

Trên khắp đồng bằng sông Mekong, nhiệt độ đã tăng 0,5 đến 1,5 độ C trong 5 thập niên qua và dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng.

Thái Lan và các quốc gia khác trong khu vực đang chuẩn bị cho tình trạng thiếu nước nghiêm trọng trong vài tháng tới, trong khi Việt Nam phải đối đầu với mối đe dọa lớn nhất trong những năm tới khi mực nước và chất lắng cặn dưới lòng sông Mekong kết hợp với mực nước biển dâng cao, nước mặn sẽ tàn phá vùng đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn, giàu nông nghiệp, đã được ghi nhận trong một báo cáo của CSIS.

Các tác động của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam đã dẫn đến một cuộc di cư của các nông dân khi nước mặn và hạn hán đang phá hủy mùa màng, theo một báo cáo trên các phương tiện truyền thông.

Vào năm 2013, đã có báo cáo rằng nông dân trải qua sự việc toàn bộ cánh đồng bị phá hủy bởi nước mặn tràn vào đất liền đã làm cho số lượng lớn cư dân lâm vào tình trạng nghèo đói và nợ nần.

ArcGIS, một hệ thống thông tin địa lý được duy trì bởi Viện Nghiên Cứu Hệ Thống Môi Trường [Environmental Systems Research Institute] tiết lộ rằng ước tính 1,7 triệu người đã rời khỏi đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam trong thập kỷ qua. Trong khi đó, khoảng 14,5% cư dân của đồng bằng Cửu Long đã di cư để thoát khỏi biến đổi khí hậu. Nghèo đói cũng là một yếu tố góp phần lớn cho việc rời khỏi khu vực.

Nghề cá nội địa (nước ngọt) lớn nhất và năng suất cao nhất thế giới tại vùng này, với hơn 850 loài cá, đang bị đe dọa thực sự. Sự phá hủy các dịch vụ sinh thái và hệ sinh thái có thể đẩy nhanh sự tàn phá của sông Mekong và đe dọa dân số xung quanh nó có thể ​​sẽ tăng lên 100 triệu vào năm 2025.

Nguyên bản Anh ngữ: Mekong Under Great Threat, The ASEAN Post Team, The ASEAN Post, 28/6/2020

Nguồn: Chống Bành Trướng

#ChungTayCứuSôngCửuLong

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.