Vụ Bãi Tư Chính: Vì sao Mỹ ủng hộ Việt Nam nhưng vẫn cầm chừng?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia đầu tiên, và có lẽ là duy nhất, lên tiếng gián tiếp ủng hộ Việt Nam liên quan vụ tàu thăm dò địa chất Hải Dương-8 và một số tàu cảnh sát biển của Trung Quốc xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế Bãi Tư Chính của Việt Nam trong suốt nửa tháng qua như vào chốn không người.

Ngày 21 tháng Bảy, 2019, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ra tuyên bố lên án Trung Quốc bằng những lời lẽ đanh thép, cáo buộc nước này có “hành vi bắt nạt” và “làm suy yếu hòa bình và an ninh” khu vực giữa lúc tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc tiếp tục hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở phía nam Biển Đông.

Cần chú ý về tính thời điểm của tuyên bố trên: Hoa Kỳ đã chỉ lên tiếng sau khi Bộ Ngoại Giao Việt Nam chịu mở miệng: “Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tại khu vực phía nam Biển Đông” vào ngày 20 tháng Bảy.

Đó là lần đầu tiên chính thể Việt Nam dám nhắc đến cái tên Trung Quốc và chỉ trích trực tiếp hành vi của tàu Hải Dương-8, còn trong hai tuần trước đó đã tuyệt đối câm nín và bất lực đến cùng cực – tương tự trong rất nhiều lần xảy ra gây hấn của tàu Trung Quốc đối với tàu bè ngư dân Việt, đặc biệt trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 vào năm 2014 và hai lần tàu Trung Quốc bao vây gây sức ép ở Bãi Tư Chính vào năm 2017 và 2018.

Tuy nhiên, ngoài việc ‘đánh võ miệng’ trong tuyên bố của mình, vào lần này phía Việt Nam vẫn chẳng có hành động kiên quyết nào, dù đã có Luật Cảnh Sát Biển và hoàn toàn có thể huy động tàu cảnh sát biển lẫn tàu hải quân ra khu vực gần đảo Trường Sa lớn để đẩy đuổi  các tàu Trung Quốc. Trong tư thế lép vế mà rất có thể đã ăn sâu vào não trạng khiếp sợ Bắc Kinh, Bộ Chính Trị đảng và Bộ Quốc Phòng Việt Nam vẫn chỉ kiên nhẫn chiến thuật ‘vờn tàu’, dùng loa phóng thanh công suất lớn để ‘tuyên truyền, vận động và thuyết phục’, nhưng lại khiến cho dư luận trong nước và quốc tế hiểu là chính thể này đang và sẽ rất bị động, hay về thực chất là chẳng biết làm gì, nếu phía Bắc Kinh không muốn rút ngay tàu Hải Dương-8 ra khỏi Bãi Tư Chính mà cứ để nguyên tàu thăm dò địa chất này ở đó như một cách khiêu khích và nắn gân phía Việt Nam, tương tự cái cách mà Hải Dương 981 đã ngự trị ở Biển Đông suốt hai tháng trời và chỉ chịu rút đi sau khi phía Việt Nam đã phải muối mặt nhịn nhục và thỏa mãn một số điều kiện về kinh tế và ngoại giao.

Trong khi đó, có một khác biệt đáng kể trong thái độ và cách hành xử của Hoa Kỳ giữa hai thời điểm năm 2019 và năm 2014.

Vào năm 2014, Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất ủng hộ Việt Nam trong sự kiện Hải Dương 981, nhưng không chỉ bằng hình thức sự lên tiếng của Bộ Ngoại Giao nước này, mà còn bởi cả một nghị quyết về Biển Đông của Quốc Hội Mỹ. Một bản nghị quyết rất cứng rắn và bật đè xanh cho toàn bộ hoạt động can thiệp vào Biển Đông về sau này của hải quân và không quân Mỹ.

Tuy nhiên cho đến thời điểm này của năm 2019, Quốc Hội Mỹ vẫn chưa có động thái nào phản ứng với Trung Quốc, còn cấp độ phản ứng trong chính phủ Hoa Kỳ chỉ là một tuyên bố của của Bộ Ngoại Giao, hay chính xác hơn là tuyên bố của Phát ngôn nhân Morgan Ortagus của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Nếu vào năm 2014 và những năm sau đó, Mỹ không chỉ phản ứng bằng hành động ngoại giao mà còn cho máy bay chiến đấu và tàu chiến tuần tiễu, tàu khu trục vào vùng biển và không gian Biển Đông để răn đe hoạt động cường bá của Trung Quốc, thì cho đến nay vẫn chưa thấy có động thái quân sự nào từ Hạm Đội 7 của Mỹ.

Vì sao lại có sự khác biệt đáng kể như thế? Người Mỹ còn chờ gì nữa?

Hẳn là chờ Việt Nam.

Đã 5 năm trời qua kể từ vụ Hải Dương 981 năm 2014, nhưng sự thể tồi tệ là não trạng ngả ngớn đu lắc và õng ẹo đu dây chính trị vẫn bị nén chặt trong những cái đầu bí bách và bế tắc của giới chóp bu Việt Nam. Não trạng luôn duy trì hy vọng đầy ảo tưởng vào tình cảm ‘bốn tốt’ và ‘mười sáu chữ vàng’ với Bắc Kinh đã dẫn đến hậu quả là cho đến nay, đã chẳng có bước tiến đáng kể nào trong mối quan hệ hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ, trong khi vấn đề sự hiện diện của hải quân và không quân Hoa Kỳ tại quân cảng Cam Ranh lẽ ra đã phải được ưu tiên số một. Và lẽ ra tại Cam Ranh giờ đây đã phải có hình ảnh thường trú của một hàng không mẫu hạm Mỹ.

Thái độ vặn vẹo gần đây của Donald Trump với Việt Nam cho thấy ông ta có vẻ không hài lòng với tiến trình ‘hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ’ như rùa ấy.

Biểu hiện cầm chừng của Hoa Kỳ trong vụ Hải Dương-8 cho thấy Mỹ chỉ sẵn sàng ra tay một khi chính thể Việt Nam chịu từ bỏ phần lớn chủ trương đu dây chính trị và có thái độ phản ứng dứt khoát đối với sự gây hấn của Bắc Kinh. Còn nếu không như thế, nhiều khả năng Mỹ sẽ chỉ đứng nhìn con sói Trung Quốc hung hãn cắn xé miếng mồi Bãi Tư Chính – hệt cái cách mà chính thể độc tài ở Việt Nam khư khư ôm trọn quyền hành ‘đã có đảng và nhà nước lo’ để không những không chấp nhận tinh thần yêu nước và biểu thị của người dân Việt, mà còn xua bầy đàn công an nhe nanh lao vào cắn xé đoàn người biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc trong cả hàng thập kỷ qua.

Thường Sơn

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”